Đối thoại với sinh viên Trung Quốc
Theo một báo cáo của chính phủ, năm 2011 đã có trên 700,000 sinh viên nước ngoài học tập ở Mĩ và con số này vẫn tăng lên từng năm. Con số cao nhất trong số họ là người Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Vài năm trước, đã có nhiều người Ấn Độ học ở Mĩ nhưng các năm qua, số sinh viên Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ với một số lớn. Báo cáo này thấy rằng trong năm học 2010-2011, đã có 170,000 sinh viên Trung Quốc và 105,000 sinh viên Ấn Độ tới học ở các đại học Mĩ.
Một sinh viên Trung Quốc nói với tôi: “Lí do mà nhiều người chúng em sang Mĩ vì nó có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Lí do khác là để tránh sức ép cạnh tranh tại các đại học của người Trung Quốc. Bên cạnh sức ép của việc là con một, chúng em còn bị mọi người mong đợi học cực kì tốt vì bố mẹ, ông bà và họ hàng bao giờ cũng nhìn vào chúng em và so sánh chúng em với người khác.”
Một sinh viên khác giải thích: “Chỉ có vài đại học tốt ở Trung Quốc và xin vào chỗ họ cực kì khó khăn. Không có đủ chỗ ở đại học địa phương để đáp ứng nhu cầu khổng lồ. Mỗi năm có chừng 20 triệu sinh viên muốn học tại đại học nhưng chỉ 12 triệu người có thể vào đại học. Ngay cả khi chúng em vào rồi, cạnh tranh vẫn dữ dội. Tương phản lại, có nhiều đại học ở Mĩ cho nên chúng em có nhiều chọn lựa.”
Một sinh viên phàn nàn: “Sinh viên Mĩ có chọn lựa của họ về học cái gì và đi đâu. Chọn lựa của phần lớn sinh viên Trung Quốc về bằng cấp và trường đều do phụ huynh họ quyết định. Các phụ huynh đều muốn con họ vào Harvard, Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Stanford, và Đại học California tại Berkeley. Gần đây nhiều phụ huynh kiểm xếp hạng của đại học Mĩ qua internet. Phần lớn dùng U.S News và World Report để chọn trường cho con họ. Trong số các bằng cấp, chọn lựa số một là Bác sĩ y học rồi Kinh doanh, Kĩ nghệ và Máy tính. Trong văn hoá của chúng em, vẫn là đức hạnh vâng lời bố mẹ cho tới khi chúng em xây dựng gia đình.”
Tôi hỏi: “Nhưng chi phí cho các trường này là rất đắt. Học phí là $40,000 tới $60,000 một năm. Làm sao họ đảm đương được?”
Sinh viên này đáp: “Phần lớn phụ huynh đều đã biết về chi phí này. Tuy nhiên, đó là một phần được mong đợi trong văn hoá của chúng em là bố mẹ cho con cái họ mọi thứ. Đổi lại, họ mong đợi được chăm sóc về sau khi tới tuổi già. Tất nhiên, chúng em sẽ làm cùng hi sinh đó cho con cái chúng em. Với chính sách một con, chúng em là niềm hi vọng duy nhất của gia đình cho nên toàn thể gia đình hỗ trợ cho chúng em. Đó là lí do tại sao chúng em học chăm chỉ hơn hầu hết sinh viên Mĩ. Chúng em thường học trong thư viện thay vì về nhà. Qua kì nghỉ cuối tuần, phần lớn chúng em sẽ chọn học hơn là đi chơi.”
Một sinh viên khác nói thêm: “Đó là đầu tư chính. Một lí do cho học ở nước ngoài là làm khác biệt bản thân mình với người khác. Chúng em phải hiểu rằng ở nước chúng em, mối quan hệ xác định mọi thứ. Chúng em có thể là sinh viên giỏi nhất và tốt nghiệp từ đại học hàng đầu nhưng không biết đúng người, chúng em sẽ gặp khó khăn khi xin việc làm. Có vài triệu sinh viên tốt nghiệp còn chưa tìm được việc làm và có lẽ không bao giờ tìm được việc làm liên quan tới bằng cấp của họ. Đây là vấn đề mà gần như mọi sinh viên ở Trung Quốc phải đối diện. Nếu gia đình của chúng em không được kết nối tốt, cách tốt nhất là có bằng từ đại học Mĩ hàng đầu vì điều đó có thể thay đổi nhiều thứ.”
Một sinh viên giải thích: “Bằng việc học ở nước ngoài, chúng em có kĩ năng ngôn ngữ. Ngày nay mọi doanh nghiệp đều cần người có kĩ năng ngôn ngữ. Sinh viên Trung Quốc thường có học tiếng Anh trong trường của họ nhưng hầu hết đều phải vật lộn vì họ không dùng nó thường xuyên. Nhiều người có thể đọc và viết nhưng không nói giỏi tiếng Anh. Lí do là ở chỗ phần lớn việc học được thực hiện qua bài giảng với nhiều qui tắc văn phạm và lí thuyết nhưng không mấy thực hành về dùng ngôn ngữ thông thường. Chỉ bằng nghe ai đó nói, chúng em biết rằng người đó học từ thầy giáo Trung Quốc hay từ thầy nói tiếng Anh nguyên gốc.”
Sinh viên khác thêm: “Có khác biệt nền tảng giữa tư duy phương Đông và phương Tây. Người phương Tây hội tụ vào logic và đi thẳng tới vấn đề. Người phương Đông xem xét vấn đề từ mọi góc độ. Khi sinh viên Trung Quốc thử viết một bài viết bằng tư suy phương Đông, kết quả là bài viết dài dòng không thể đọc được mà chẳng có kết luận gì. Đó là lí do tại sao hầu hết các công ty phương Tây hoạt động ở Trung Quốc chỉ thuê người Trung Quốc học ở nước ngoài để tận dụng ưu thế lớn về việc học ngôn ngữ ở nước ngoài. Chúng em cũng học nhiều từ việc sống ở nước ngoài bên cạnh việc cải tiến tiếng Anh nữa. Những kinh nghiệm này đang trở thành quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu hoá.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com