Đối thoại với sinh viên Nhật Bản

Mùa hè năm ngoái khi tôi dạy ở Nhật Bản tôi có thảo luận không chính thức với vài sinh viên ở đó. Chủ đề đi vào vấn đề nhà doanh nghiệp. Một sinh viên hỏi: “Hệ thống giáo dục của chúng em là một trong những hệ thống tốt nhất, người kĩ thuật của chúng em đã đạt được nhiều điều nhưng em không biết tại sao chúng em không có các nhà doanh nghiệp như Bill Gates, Steve Jobs, hay Marc Zuckerberg?”

Tôi giải thích “Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn biết bao nhiêu người trong các bạn sẽ đổi một đề nghị việc làm thành nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ty riêng của bạn?”

Các sinh viên nhìn nhau, không ai giơ tay để cho họ biết rằng họ có câu trả lời. Họ toàn là những sinh viên giỏi nhất, học ở các đại học hàng đầu và khi tốt nghiệp, họ sẽ có việc làm tốt từ các công ty hàng đầu. Tất nhiên, không có lí do để bắt đầu một công ty mà không có đảm bảo thành công khi bạn có việc làm tốt và lương tốt. Tôi hỏi họ tại sao họ chọn làm việc cho ai đó khi bản thân họ có thể là người chủ riêng. Họ do dự và trả lời: “Không rủi ro.”

Tôi giải thích: “Tất nhiên, phần lớn mọi người đều không muốn rủi ro cái gì. Nhà doanh nghiệp là người có đam mê về cái gì đó và sẽ nhận mạo hiểm để có được nó. Nếu bạn không muốn mạo hiểm, bạn không thể là nhà doanh nghiệp được. Nhà doanh nghiệp là giống như việc có con nhỏ. Khi người mẹ muốn có con cô ấy quên về các thay đổi trong cuộc sống mà cô ấy sẽ chịu đựng trong 10 tháng tới; hay đau khi sinh con. Cô ấy quên mọi điều bởi vì cô ấy muốn có con. Cô ấy muốn là người mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và sẵn lòng nhận rủi ro mọi thứ. Bắt đầu một công ty cũng giống như có con nhỏ, nếu bạn không muốn điều đó cho đủ, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Để bắt đầu công ti, nhà doanh nghiệp quên về mạo hiểm rủi ro, và bất định đang chờ đợi phía trước vì họ đam mê về điều họ muốn làm. Không có đam mê, họ sẽ không có khả năng vượt qua chướng ngại. Một số sẽ từ bỏ khi họ đối diện với vấn đề. Phần lớn các bạn đều nhìn vào nhà doanh nghiệp thành công và ước muốn bạn là họ. Bạn cần biết rằng với mọi người thành công, có lẽ có cả nghìn người hay hơn đã thất bại.”

Một sinh viên bình luận: “Thầy nói đúng. Phần lớn chúng em nói về điều đó và ghen tị với người Mĩ nhưng trong thực tế; không ai muốn phiêu lưu vào cái gì đó như thế. Từ thời niên thiếu chúng em đã lớn lên trong môi trường mà mục đích của giáo dục là để có được việc làm tốt trong công ty tốt. Bố mẹ chúng em làm điều đó, ông bà chúng em làm điều đó, và chúng em theo họ. Chúng em không muốn thay đổi truyền thống.”

Sinh viên khác thêm: “Ở nước chúng em, nếu một sinh viên nói “Tôi muốn bắt đầu một công ti,” gia đình sẽ nghĩ: “Nó điên, nó muốn phí cuộc đời nó, và tiền của gia đình phí vào cái gì đó ngu xuẩn.” Trong văn hoá của chúng em, chúng em không bắt đầu công ti, chúng em làm việc cho công ty. Chính văn hoá của chúng em ngăn cấm việc là nhà doanh nghiệp.”

Một sinh viên nói: “Một phần của lí do tại sao chúng em chọn việc làm tốt thay vì bắt đầu công ty riêng của mình là thiếu mô hình vai trò. Chúng em không có "Bill Gates Nhật Bản" cho nên chúng em không có ai để theo.”

Một sinh viên khác nói thêm: “Ở nước chúng em, từ tiểu học tới trung học, và thậm chí ở đại học, mục tiêu duy nhất là có được điểm tốt và tốt nghiệp với xếp hạng cao. Đại học của chúng em không khuyến khích khám phá hay tự truy tìm. Chúng em được dạy tuân theo qui trình có trật tự chứ không là cái gì đó khác.”

Sinh viên khác không đồng ý: “Nhưng nền giáo dục của chúng em đã thay đổi rồi. Chúng em bắt đầu áp dụng khái niệm mới và khuyến khích tư duy độc lập nhiều hơn bây giờ. Tất nhiên vẫn có lỗ hổng do cách nhìn của chúng em về cấp bậc từ trên xuống nhưng điều đó sẽ thay đổi. Điều đó có thể cần thời gian nhưng mọi sự sẽ thay đổi. Ngày nay sinh viên cần hướng dẫn và phơi ra cho ý tưởng mới, khái niệm mới mà không sẵn có bây giờ. Nếu chúng em được đào tạo về là nhà doanh nghiệp, chúng em có thể làm cho điều đó xảy ra.”

Tôi giải thích: “Tôi không nghĩ bạn có thể đào tạo một người để là nhà doanh nghiệp. Điều đó phải có ở trong máu họ, trong óc họ và trong đam mê của họ. Họ phải theo đuổi cái gì đó mà họ tin vào. Nhật Bản có nhiều nhà doanh nghiệp trong lịch sử nhưng bằng cách nào đó nhiều người trong các bạn quên mất. Các bạn chỉ nhìn vào Bill Gates, Steve Jobs như anh hùng nhưng nhiều năm trước Gates và Jobs, đã có Masaru Ibuka và Akio Morita người đã bắt đầu một công ty nhỏ để sửa radio ở Tokyo. Trong cuộc viếng thăm Mĩ trong những năm 1950, Ibuka nghe nói về phát minh transistor. Ông ấy đã mua bằng phát minh công nghệ transistor đem về Nhật Bản và đã phát triển radio transistor. Trong khi một số công ty Mĩ đã xây dựng radio transistor đầu tiên nhưng radio transistor của người Nhật Bản là kinh doanh thương mại thành công nhất vào thời đó. Trong những năm 1960 quãng 85% thị trường radio transistor thuộc về Nhật Bản. Chính radio transistor đã cho sinh thành ra công nghiệp điện tử ở Nhật Bản. Tên công ty đó là Sony.”

“Ngày nay một số trong các bạn nghĩ là nhà doanh nghiệp là cái gì đó nước ngoài cho nên các bạn nhìn ra những người như Bill Gates hay Steve Jobs và không bao giờ nhìn vào trong cho thành công riêng của bạn. Nhà doanh nghiệp là về đam mê, động cơ và thỉnh thoảng là sự cần thiết. Một số trong các nhà doanh nghiệp giỏi nhất ở nước bạn đã làm điều đó do sự cần thiết cơ bản của họ. Họ đã kinh nghiệm sự tàn phá của Thế chiến II cho nên họ có đam mê xây dựng lại, bắt đầu mới. Thay vì đọc sách về Bill Gates hay Steve Jobs, bạn nên đọc sách về Akio Morita và cách ông ấy đã biến đổi Sony thành một trong những công ty điện tử lớn nhất trên thế giới. Tôi đã đọc về cuốn sách của ông Morita nhiều năm trước và tôi vẫn còn đọc lại nó vì nó cho tôi nhiều ngưỡng mộ lòng dũng cảm của ông ấy trong thời cực kì khó khăn.”

“Nhiều người trong các bạn đã không biết rằng anh hùng của Steve Jobs là Akio Morita và ông ấy thường liên hệ với ông Morita để xin lời khuyên trong những năm đầu tại Apple. Đây là vài lời khuyên mà ông Morita đã cho Steve Jobs mà có thể làm các bạn ngạc nhiên: “Nếu bạn muốn đem tới cái gì đó cho thị trường, nó phải là cái gì đó khác, cái gì đó mà không ai khác đã làm.” …. “Bạn không cần làm nghiên cứu thị trường hay theo ai đó khác, cẩn thận quan sát cách mọi người sống, lấy trực cảm về điều họ có thể muốn và rồi đi cùng nó.” … “Nếu bạn đi qua cuộc đời được thuyết phục rằng cách của bạn bao giờ cũng là tốt nhất, mọi ý tưởng mới trên thế giới sẽ đi qua bên bạn. Quan sát và học tập, đừng sợ phạm sai lầm. Nhưng phải chắc bạn không phạm cùng sai lầm hai lần.” … “Một mình quảng cáo và xúc tiến sẽ không duy trì được sản phẩm kém hay sản phẩm ra không đúng thời. Tạo ra sản phẩm tốt nhất, sản phẩm chất lượng cao nhất đi...”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem