Đối thoại về robots

Đối thoại về robots

Tuần trước bạn tôi Akira, một giáo sư đại học Nhật Bản tới thăm tôi. Chúng tôi đã thảo luận nhiều điều về giáo dục và công nghệ, và anh ấy kể cho tôi về cách mạng robot ở Nhật Bản. Anh ấy nói: “Trong hai mươi năm qua, chế tạo của Nhật Bản đã sút giảm vì cạnh tranh từ các nước khác như Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện thời, Nhật Bản đang đối diện với việc sút giảm dân số với nhiều công nhân già hơn nhưng ít công nhân trẻ hơn. Các cơ xưởng không thể tìm đủ công nhân để làm việc trên dây chuyền lắp ráp của cơ xưởng. Không có hành động đúng, điều đó sẽ đe doạ cơ sở công nghiệp của các công ty lớn như Sony, Panasonic, Mitsubishi, và Hitachi. Vài năm trước, một “giải pháp tạm thời” được thực hiện để “nhập khẩu” công nhân từ hải ngoại nhưng giải pháp thực lại không phải là tìm nhiều công nhân hơn.”

Tôi ngạc nhiên: “Nếu giải pháp này chỉ là tạm thời, thì giải pháp thực cho việc thiếu công nhân là gì?”

Anh ấy trả lời: “Giải pháp thực là “tự động hoá” và dùng robot để làm công việc thay cho người. Tất nhiên, điều đó sẽ cần thời gian để thay đổi các dây chuyền lắp ráp và hiện đại hoá mọi trang thiết bị trong cơ xưởng. Giải pháp tạm thời là “nhập khẩu” công nhân trong vài năm cho tới khi chúng tôi hoàn thành mọi qui trình tự động hoá và xây dựng nhiều robot hơn. Ngày nay khu vực robot của Nhật Bản đang tăng trưởng tới kinh doanh $20 tỉ đô la và sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chúng tôi muốn tạo ra hệ thống sản xuất số đông được quản lí bởi robot để cho chúng tôi có thể quay lại thị trường toàn cầu. Chiến lược trong tự động hoá được lập kế hoạch cẩn thận thật chi tiết và trao đổi với người của chúng tôi, và họ đón chào thay đổi này.”

Tôi hỏi: “Cái gì sẽ xảy ra cho những công nhân được nhập khẩu này?”

Anh ấy nói: “Họ là công nhân theo hợp đồng. Sau khi hợp đồng chấm dứt, họ phải về. Điều đó phản ánh sự không thích của nước Nhật với việc di dân vì chúng tôi hi vọng rằng các robot có thể giữ cho cơ xưởng của chúng tôi có tính cạnh tranh với các đối thủ khác như Trung Quốc, Malaysia trong chi phí lao động thấp hơn. Với nhiều nước, kể cả Mĩ và các nước phương tây khác, robot được coi là mối đe doạ cho công nhân trong chế tạo, nhưng chúng tôi hiểu nhu cầu của công nghệ để giữ cho nền kinh tế của chúng tôi vận hành. Chính phủ chúng tôi đã thúc giục các công ty phải phân bố các robot vào mọi phần của xã hội chúng tôi. Chẳng bao lâu anh sẽ thấy các robot ở mọi nơi, từ chế tạo, chăm sóc sức khoẻ cho tới khách sạn, nhà hàng v.v. Người Nhật Bản yêu mến robots, từ trẻ em tới người già, chúng tôi yêu thích tự động hoá vì chúng tôi hiểu nhu cầu này.”

Tôi hỏi: “Ngành công nghiêp robot đang làm ăn thế nào?”

Anh ấy giải thích: “Ngày nay, nước Nhật Bản có lẽ là số một trong việc làm robots. Thay vì xây dựng các thứ như TV, VCR, các vật phẩm điện tử mà các nước khác có thể làm, chúng tôi chuyển sang cái gì đó phức tạp hơn mà yêu cầu mức độ giáo dục cao hơn. Cái gì đó mà các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia không thể cạnh tranh trong thời gian ngắn. Nhiều năm trước, chúng tôi đã chi phối thị trường điện tử, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ kiểm soát thị trường robot. Ngành chế tạo của chúng tôi đang sản xuất ra đủ loại robots, từ robot chế tạo nặng cho tới đồ chơi trẻ em. Chúng tôi lập kế hoạch tăng gấp đôi thị trường cho việc chế tạo các robot và tăng thị trường robot dịch vụ lên ít nhất 20 lần trong năm năm tới. Cho tới giờ, chiến lược phát triển và triển khai robot đã tiết kiệm được trên 10 triệu việc làm cho người Nhật Bản và tiếp tục giữ cho nền kinh tế của chúng tôi vận hành tốt cho tới 2030. Robots và tự động hoá có thể vét đi 25% chi phí lao động cơ xưởng ở Nhật Bản.”

Tôi hỏi: “Nhưng các nước khác cũng đang xây dựng robots mà. Năm ngoái tôi đã thấy nhiều cơ xưởng robot ở Trung Quốc.”

Anh ấy giải thích: “Hiện thời các nước tốt nhất có công nghệ robot mạnh là Đức và Mĩ, nhưng họ bị giới hạn phần lớn vào robot chế tạo. Trung Quốc vẫn đang cố gắng đuổi theo, nhưng họ chưa có công nghệ và kĩ năng. Nhật Bản đang làm mọi loại robots, lớn tới nhỏ. Chúng tôi xuất khẩu Robot cho Trung Quốc và ngày nay Trung Quốc là người mua lớn nhất các robot của chúng tôi, họ muốn dùng robot để thay thế cho công nhân lao động để cho họ có thể duy trì tính cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng tôi đi trước họ vài bước. Chúng tôi dùng robot vì chúng tôi không có đủ công nhân nhưng Trung Quốc cần robot vì nó muốn duy trì tính cạnh tranh. Nhưng một nước với dân số lớn gồm những công nhân lao động sẽ không chấp nhận tự động hoá đầy đủ. Câu hỏi là “Họ sẽ làm gì với hàng trăm triệu người thất nghiệp mà không có hi vọng và không có tương lai?”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem