Đối thoại ở Thượng Hải
Mỗi mùa hè khi dạy ở châu Á, tôi thường tiếp xúc với các cựu sinh viên trong cuộc gặp gỡ để cho tôi có thể biết thêm về nghề nghiệp của họ. Năm nay chỉ bốn người trong số họ tới gặp tôi vì những người khác bận hoặc có kế hoạch khác. Ba sinh viên đã làm việc ở Mĩ trong vài năm rồi về nước, chỉ một người mới tốt nghiệp năm ngoái và về nước để quản lí doanh nghiệp gia đình vì bố anh ta bị ốm. Thời tiết ở Thượng Hải nóng và ẩm tương phản với Bắc Kinh nóng nhưng khô. Chúng tôi gặp gỡ trong nhà hàng đẹp ở Pudong, nhìn ra Đê phía bên kia sông.
Sau một số đối thoại bình thường, Zhang, một người quản lí tại Hoa Vỹ bắt đầu: “Khi em về nhà sau nhiều năm làm việc tại Microsoft, em nghĩ rằng em có thời gian để tận hưởng cuộc sống ở Trung Quốc. Em đã sai vì công việc ở đây còn bận rộn hơn ở Mĩ.” Meng, một cựu sinh viên khác nói thêm: “Chúng em quá bận rộn làm bất kì cái gì. Điều chúng em nghĩ là thời gian riêng của chúng em đã hoàn toàn bị thay thế bằng nhiều công việc hơn, nhiều họp hành, và nhiền sự kiện xã hội. Vấn đề là phần lớn những công việc này đều không có hiệu suất. Trung Quốc đang phát triển quá nhanh nhưng mọi người không hiểu hiệu quả là gì. Họ phải đi họp mọi lúc nhưng không làm quyết định nào. Mọi người nói và nói rồi triệu tập cuộc họp khác lại tiếp tục. Anh ấy cười: “Nó là “busi-ness - tính bận rộn” chứ không là “business-kinh doanh”!
Zhang phàn nàn: “Họp hành thường xuyên được tổ hợp với cảm giác rằng có nhiều thứ thế để tạo ra sức ép lớn lên tất cả chúng em. Sức khoẻ của em không được tốt khi em ở Mĩ. Em lo là em có thể bị đau tim. Ở Mĩ sau khi làm việc phần lớn các kĩ sư đi ra phòng tập thể dụng hay chơi thể thao cho nên họ mạnh khoẻ. Nhưng ở Trung Quốc, tất cả họ đi nhà hàng nơi mọi người ăn, hút và uống, nếu thầy không làm việc đó, thầy không phải là một phần của tổ.” Meng đồng ý: “Kiểu hoạt động đó, đặc biệt là uống rượu gây tổn thương cho khả năng hội tụ vào công việc, phá hoại ngầm tư duy sáng tạo nhưng mọi người ở đây coi nó như điều cần thiết vì tất cả họ đều có việc làm tốt, và làm ra nhiều tiền.” Zhang nói thêm: “Công nghệ đáng ra làm cho công việc dễ dàng hơn nhưng ở Trung Quốc, nó làm cho mọi thứ phức tạp hơn. Mọi người gửi email và tin nhắn cho người khác vào mọi lúc. Với điện thoại di động, họ gọi cho nhau thậm chí sau công việc; mọi người gọi em lúc 11 giờ đêm và thậm chí cả 4 giờ sáng. Không có sự thảnh thơi vì mọi người thường xuyên nói trên điện thoại di động của họ hay đọc emails, và tin nhắn. Họ nói chuyện qua điện thoại di động trong nhà hàng, trong cửa hàng mua bán, trong chợ và khi đi bộ trên phố. Thanh niên cũng coi đó là cách sống hiện đại. Nếu họ không có iPhone hay iPads mới nhất thì họ không thời thượng. Nếu thầy nhìn quanh Thượng Hải, thầy sẽ thấy quảng cáo khắp nơi. Trên khắp báo chí và tạp chí thầy sẽ thấy nhiều quảng cáo hơn về thứ thời trang và mọi người chấp nhận chúng như cách sống hiện đại mới.”
Hou, người tốt nghiệp năm ngoái cũng than: “Khi em tiếp quản kinh doanh của bố em, mọi thứ bận rộn thế dường như người ta không hành động nhanh thì ai đó sẽ làm. Bây giờ em biết tại sao bố em ốm. Khi em muốn nhiều thời gian hơn để quyết định, gia đình em bực mình vì điều đó có nghĩa là không có tính quyết định và lười biếng. Bác em nói: “Đấy có phải là điều họ dạy cháu ở Mĩ không? Cháu phải hành động nhanh và làm quyết định nhanh trong thế giới cạnh tranh này. Nếu cháu không làm thì cháu không làm việc đủ chăm chỉ.” Với gia đình em, họ nghĩ rằng em lười nhưng với em đó là làm cho nhiều việc hơn được thực hiện. Phần lớn mọi người nghi ngại về việc làm chậm lại để nghĩ rõ ràng về cách mọi sự cần được thực hiện. Gia đình em sợ rằng chúng em sẽ bị tụt lại sau người khác cho nên họ đẩy em mạnh lắm. Mẹ em thường nói: “Không có cơ hội như thế này đâu, cho nên chúng ta phải nắm lấy chúng bây giờ.” Em ước ao là em ở lại và làm việc ở Mĩ trong vài năm để học cách họ làm việc ở đó.” Zhang lắc đầu: “Điều bạn học ở đó và điều bạn làm ở đây là hoàn toàn khác nhau. Ở bên đó, vấn đề là về tính hiệu lực, hiệu quả nhưng ở đây nó là về giữ cho bận rộn, làm cho mọi người hài lòng, bất kể tới hiệu lực và hiệu quả. Không ai làm quyết định kém vì không ai làm quyết định. Mọi người nói nhiều nhưng từ chối làm quyết định vì không ai muốn bị khiển trách vì bất kì cái gì. Đó là lí do tại sao mọi thứ có vẻ bận rộn nhưng thực tại kinh doanh là thấp vì mọi người sẽ thảo luận mọi thứ lặp đi lặp lại mãi.”
Meng thừa nhận: “Chúng em làm ra tiền nhưng không ai hài lòng. Khi em nhìn vào những người ở vị trí trên đỉnh, họ không hài lòng chút nào. Mọi người đều sợ cái không biết vì họ bị quá nặng gánh với những thứ tầm thường. Em nghĩ chúng em đang đánh mất cách sống cuộc sống tốt của riêng chúng em. Ngày nay làm ra tiền là mọi thứ nhưng ít người nhận ra rằng có cái giá mà họ phải trả. Bây giờ em nhớ về điều thầy đã dạy chúng em trong các môn phần mềm của thầy về khoảnh khắc của im lặng nơi nó mở ra cánh cửa tới tâm thức và nạp lại cho tâm linh của chúng em. Thầy thường khuyến khích chúng em đi bộ trong công viên để ở cùng với thiên nhiên để làm đầy lại tâm trí chúng em nhưng nếu chúng em làm điều đó ở đây, mọi người nghĩ chúng em lười. Chúng em thậm chí không thể dành ra được 15 phút trong chỗ yên tĩnh mà không làm gì vì tâm trí chúng em đầy các thứ. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, chúng em không thể nhận biết được khoảnh khắc hiện tại như thầy vẫn bảo chúng em nhiều lần trong lớp của thầy để giữ chúng em ít bị căng thẳng.”
Tôi khuyên họ: “Tất cả các em đều cần mạnh khoẻ, đó là điều quan trọng cho các em và gia đình các em. Bất kể nơi các em làm việc, các em cần thời gian dành cho bản thân các em. Nghỉ vào lúc ăn trưa vì đó là thời gian của các em để dừng làm việc và nạp lại tâm trí các em cho buổi chiều. Nói với các bạn của các em rằng các em mệt cho nên cần nghỉ ngơi. Các em không thể làm việc 10 hay 12 giờ một ngày vì điều đó sẽ làm hỏng não các em. Đừng vội vàng trả lời các cuộc điện thoại mà đợi cho tới hồi chuông thứ ba hãy trả lời vì các em cần thời gian chuẩn bị. Đừng nhanh chóng đáp lại tin nhắn hay emails, đọc email nhận được hai lần và đầy đủ trước khi trả lời chúng. Nếu các em muốn tận hưởng cuộc sống, các em cần thời gian dành cho bản thân các em bằng không các em sẽ bị kéo đi bởi mọi lực không cần thiết. Các em phải dừng việc bận rộn để suy nghĩ rõ ràng. Đừng để người khác nói cho các em rằng nếu các em không làm cái gì đó, các em đang lãng phí thời gian. Thời gian là điều các em có và các em có thể dùng nó theo những cách khác nhau. Các em cần tự hỏi bản thân các em liệu các em có đang làm mọi thứ quá nhanh thì làm chậm lại một chút để giữ cho bản thân các em được bình tĩnh. Khi các em ốm, tiền không thể mua được sức khoẻ của các em, cho nên đừng làm phí hoài nó.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com