Để thành công trong phỏng vấn việc làm

Một sinh viên viết cho tôi: “Em sẽ tốt nghiệp vào tháng sáu và mặc dầu em có nhiều cuộc phỏng vấn nhưng em vẫn chưa nhận được đề nghị nào. Em hiểu rằng các công ty bao giờ cũng phỏng vấn nhiều sinh viên để chọn người tốt nhất cho nên câu hỏi của em là làm sao em có thể tăng cơ hội của mình để có được việc làm. Em nên làm gì và công ty thực sự muốn gì từ người tốt nghiệp đại học?"

Đáp: Có vài điều các công ty tìm kiếm trong những người mới tốt nghiệp. Có điểm số tốt là một nhưng không phải là điều duy nhất. Bạn phải chứng tỏ còn có các khía cạnh khác như sự trưởng thành, tự tin, kĩ năng mềm, và tri thức rộng hơn về ngành công nghiệp và môi trường toàn cầu nữa. Có điểm số tốt chỉ có nghĩa là bạn học chăm chỉ và làm tốt trong trường nhưng phần lớn các công ty đang tìm người có thể làm tốt ở chỗ làm việc như làm việc trong tổ; có đam mê về điều họ đang làm, và có thể giải quyết vấn đề.

Câu hỏi thông thường mà các công ty thường hỏi là: Bạn đặt quan hệ thế nào giữa điều bạn học với chỗ làm việc? Bạn có tri thức và kĩ năng bên ngoài học vấn hàn lâm không? Bạn có biết cái gì đó về kinh doanh của công ty hay về công nghiệp không? Bạn có chú ý tới thị trường toàn cầu không? Bạn có đọc cái gì đó thú vị về sau không? Đây là những điều xác định ra cá tính của bạn, nhân cách của bạn, tri thức toàn thể của bạn, và đam mê của bạn.

Năm ngoái, một sinh viên bảo tôi rằng trong cuộc phỏng vấn, anh ta được đề nghị mô tả lại ba cuốn sách anh ta đã đọc trong sáu tháng qua. Khi anh ta bắt đầu mô tả sách giáo khoa máy tính, người phỏng vấn nói: “Anh có đọc cái gì khác bên ngoài sách máy tính không?" Khi anh ta trả lời rằng anh ta chỉ đọc những sách được trường yêu cầu, người phỏng vấn dường như khó chịu: “Anh có biết cái gì đó về thị trường hay kinh tế không? Anh có đọc sách nào chút nào không?" Khi câu trả lời là “Chả đọc gì mấy” anh ta bị mời ra mà không có câu hỏi nào thêm.

Một người quản lí thuê người bảo tôi rằng anh ta cảm thấy không thoải mái là thậm chí ngày nay với Internet và mạng xã hội, nhiều sinh viên vẫn không chú ý tới các biến cố thế giới hay điều đã xảy ra trong xã hội riêng của họ. Ông ấy nói: "Hết năm nọ tới năm kia, một trong những khó khăn lớn nhất tôi thấy trong những người xin việc là việc thiếu tri thức của họ về thế giới quanh họ. Họ dường như sống trong "thế giới che kín" của giới hàn lâm nhưng chả biết gì về điều xảy ra quanh họ. Nhiều người ra khỏi đại học có nhiều tri thức và kĩ năng kĩ thuật nhưng vẫn không có khả năng kể lại điều họ đã biết về thế giới mà họ đang sống trong. Họ không thể giải thích được toàn cầu hoá; thay đổi khí hậu; vấn đề kinh tế, và cách thức những điều này ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.”

Người quản lí khác nhận xét. "Tôi đang tìm "người" chứ không phải "robot" nào đó, người chỉ biết cách viết mã hay thiết kế hệ thống máy tính. Thế hệ này có thể làm việc tốt trong thế giới ảo nhưng không làm tốt trong thế giới thực. Họ vụng về trong những tình huống mặt đối mặt và dường như bị lẫn lộn và dốt nát trong thế giới thực.”

Khi tôi nhắc tới điều đó cho sinh viên, một số người bảo vệ lập trường của họ: “Bố mẹ chúng em bảo chúng em tập trung vào học tập và không lo nghĩ cái gì khác. Nếu chúng em không học hành chăm chỉ, chúng em có thể không có được điểm tốt và việc làm tốt.” Tôi giải thích cho họ rằng bố mẹ họ có thể đúng trong quá khứ khi mọi sự là ổn định và giáo dục đại học hay bằng cấp là yếu tố then chốt trong tìm được việc làm. Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá thay đổi nhanh chóng nơi tri thức kĩ thuật là không đủ và họ phải nhận biết về điều đang diễn ra trên thế giới và được chuẩn bị để cạnh tranh với những người khác, những người cũng muốn kiếm được cùng việc đó.

Một trong những sai lầm then chốt mà sinh viên phạm phải là không được chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn. Nhiều người không nghiên cứu về công ty mà họ được phỏng vấn hay không biết cái gì đó về kinh doanh của công ty. Nhìn vào website của công ty là không đủ, họ phải làm nhiều hơn.

Một người quản lí thuê người nói với tôi: "Khi chúng tôi hỏi một ứng cử viên họ biết gì về chúng tôi, phần lớn chả biết gì mấy khi họ thốt ra vài lời như “nó là công ty tốt." Điều đó nghĩa là họ không chăm nom tới chúng tôi, họ chỉ muốn có việc làm.” Ông ấy nói thêm: "Khi một ứng cử viên nghiên cứu công ty và nhắc tới cái gì đó khác nhiều hơn điều chúng tôi đưa lên trên website của chúng tôi thì điều đó thật lí thú. Thật là thú vị mà nghe ai đó nói cho chúng tôi cái gì đó mà chúng tôi thậm chí có thể không biết. Điều đó nghĩa là ứng cử viên này là nghiêm chỉnh làm việc với chúng tôi như một chỉ dẫn rằng người đó để thời nghiên cứu nhiều hơn và tất nhiên người đó thực sự là đặc biệt và đó là ai đó chúng tôi muốn thuê."

Sai lầm thông thường khác mà sinh viên thường phạm phải là họ thích nói về bản thân họ thay vì điều họ có thể làm cho công ty. Khi một người phỏng vấn hỏi tại sao bạn muốn làm việc cho công ti, phần lớn sinh viên thường trả lời: “Tôi có kĩ năng kĩ thuật tốt, rồi liệt kê ra một số các lớp họ nhận được điểm tốt.” Một người quản lí thuê người bảo tôi: “Họ thích nói về thành tựu của họ ở trường thay vì về điều họ có thể làm cho công ty của tôi. Nếu tôi chú trọng về điểm số của họ, tôi có thể nhìn vào học bạ nhà trường của họ. Điều tôi muốn là ai đó có thể nêu ra mối quan hệ giữa các kĩ năng của họ với nhu cầu của công ty tôi. Tôi muốn họ nói cho tôi điều họ có thể làm cho công ty của tôi hay cách họ kết nối với công ty. Tôi không muốn ai đó nói cho tôi về điểm số nhà trường của họ."

Một người quản lí thuê người khác nói thêm: “Chúng tôi không thuê các "học giả" với điểm số hoàn hảo. Điểm là tương đối ở chỗ làm việc. Chúng tôi muốn thuê người sẵn lòng làm việc chăm chỉ và đưa nỗ lực phụ vào làm công việc. Chúng tôi thà thuê sinh viên trung bình với động cơ mạnh và đam mê về làm việc hơn là sinh viên giỏi nhất người bị lẫn lộn về làm việc bên ngoài nhà trường. Khái niệm rằng duy nhất các sinh viên có điểm hàng đầu mới có việc làm tốt là sai. Trường có thể động viên sinh viên bằng việc khuyến khích họ đạt tới điểm cao nhất nhưng chúng tôi muốn sinh viên là người trưởng thành, tự tin và sẵn lòng làm việc chăm chỉ.”

Điều quan trọng với sinh viên là biết rằng để xử lí các đơn xin việc công ty thường mất thời gian lâu hơn. Việc chờ đợi trung bình giữa phỏng vấn và đề nghị việc làm là 24 tới 30 ngày. Khi người quản lí thuê người quyết định thuê ai đó sau khi phỏng vấn, họ phải chuyển hồ sơ giấy tờ sang văn phòng Tài nguyên nhân lực để xử lí và điều đó có thể mất chút thời gian vì những văn phòng này phải xử lí nhiều công việc giấy tờ để làm cho bạn được thuê, kể cả kiểm tra và làm hợp thức điểm của bạn, trường của bạn và những lời tuyên bố của bạn (như kinh nghiệm làm việc của bạn v.v.)

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem