Đại học rởm

Đại học rởm

Hôm qua, tôi nhận được một email người gửi viết: “Em là sinh viên Công nghệ thông tin học tại một đại học trực tuyến. Em lo lắng về điều thầy viết trong blog của thầy về “Đại học rởm”. Làm sao em biết được rằng trường của em là hợp pháp hay không? Bố mẹ em trả nhiều tiền cho giáo dục của em. Xin thầy lời khuyên."

Đáp: Tôi đã viết về các đại học "rởm" trong các blog trước. Về căn bản có nhiều đại học rởm đang trao bằng cấp mà không có thừa nhận của cơ quan công nhận chính thức về giáo dục. Sinh viên trả tiền để có bằng với học tập hàn lâm dưới chuẩn và vô giá trị trong thị trường việc làm. Nhiều công ty coi nó là "lừa đảo" nếu bạn xin việc với bằng đó. Ngay cả sau khi thuê bạn, khi họ tìm ra, bạn sẽ bị đuổi việc và hồ sơ của bạn có thể có câu: “Đuổi do lừa đảo.” Sẽ rất khó về sau để tìm việc làm với hồ sơ kiểu như thế.

Tại sao sinh viên vào "đại học rởm"? Hoặc sinh viên không biết (họ bị lừa) hoặc họ biết nhưng muốn lừa ai đó bằng việc nói rằng họ có bằng hàn lâm. Bất kể tình huống nào, đại học rởm đều làm tiền, nhiều tiền.

Ngày nay với internet, có hàng nghìn "đại học rởm" ở Mĩ với website quảng cáo đủ mọi loại đào tạo kể cả các bản sao để có vẻ như hợp pháp. Bằng cấp của họ thường được trao dựa trên đào tạo nào đó, hoặc trực tuyến hoặc trong lớp nhưng đào tạo của họ dễ dàng tới mức mọi sinh viên có thể qua được dù họ học hay không. Chương trình của họ KHÔNG được thừa nhận bởi cơ quan có thẩm quyền được chính thức công nhận về giáo dục hợp pháp. Một số đại học trực tuyến nói rằng họ được chính thức công nhận nhưng thường bởi "các tổ chức công nhận vô danh" do đích thân họ lập ra với mục đích đưa ra xác nhận giả. Vì bạn học về công nghệ thông tin ở Mĩ, trường trực tuyến của bạn phải được chính thức công nhận bởi tổ chức có tên là ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology), nếu nó không phải vậy thì bạn có thể không đăng tuyển vào một trường được chính thức thừa nhận.

Cách nhận ra "đại học rởm":

Đại học rởm thường mang tên có vẻ giống như các đại học danh tiếng. Chẳng hạn: New Mexico Institute of Technology (N-MIT) là rất tương tự với trường danh tiếng Massachusetts Institute of Technology (MIT) hay Harvard University in the Caribbean là rất tương tự với Harvard University ở Boston. Nhiều người cũng dùng tên bang để có vẻ tương tự với các trường bang chẳng hạn: University of Northern Washington là rất giống với University of Washington. North America University là tương tự American University; University of North California State trông giống như trường đối lại University of Southern California. Những trường này tiếp tục dùng các phương pháp đa dạng và đổi tên của họ thường xuyên để tránh việc viện tới pháp lí.

So với các đại học hợp pháp, "đại học rởm" có xu hướng có yêu cầu được hạ rất thấp tiền để được nhập học. Họ thường chấp nhận bất kì sinh viên nào có đủ tư cách hay không chừng nào sinh viên trả tiền trước. Sinh viên được động viên "đăng tuyển bây giờ" trước khi học phí bị tăng lên, hay họ có đủ tư cách có "tiền trợ giúp học tập", "học bổng" hay "được giảm 50% học phí" hay họ cung cấp việc đăng tuyển nhiều bằng cấp đồng thời. (Bạn có thể có được cả bằng Khoa học máy tính và MBA với cùng một giá). Trường có thể ở Mĩ nhưng văn phòng chính đặt ở nước khác. Lớp học có thể ở Mĩ nhưng giấy tờ kinh doanh được làm hồ sơ ở các nước khác. Việc chia doanh nghiệp và cung cấp lớp học ở nhiều nước là cách để tránh các hoàn cảnh pháp lí của chính phủ.

Một số đại học rởm cung cấp giấy tờ nhập học để cho sinh viên nước ngoài có thể tới học tập trong nước họ. Thường không có khuôn viên trường mà chỉ có một toà nhà đi thuê với vài lớp học. Không có thư viện, giảng đường, nhân viên hay phòng thí nghiệm nghiên cứu. Ít hay không có tương tác giữa sinh viên và giáo sư. (Nhiều giáo sư không đủ tư cách hay thậm chí có bằng cấp giả). Nếu sinh viên không học tốt ở lớp, điều đó không ảnh hưởng tới họ để có được bằng. Trong loại trường này, chương trình của họ là dễ nhưng bằng cấp của họ là vô giá trị.

Một số "đại học rởm" còn nói được công nhận bởi "tổ chức công nhận chính thức" và tự quảng cáo họ là "được chính thức công nhận đầy đủ". Một số nói họ là chi nhánh của các tổ chức như Liên hợp quốc (Liên hợp quốc chẳng liên quan gì tới việc chính thức công nhận trường). Tài liệu quảng cáo của họ dùng các từ như "được cấp phép đầy đủ", "có thẩm quyền ở Mĩ", hay "được bang chấp thuận" để gợi ý cái gì đó hợp pháp. Chẳng hạn, University of Northern Washington quảng cáo rằng bằng cấp của nó được "chứng nhận và đóng dấu về tính đích thực bởi công chứng được chính phủ Mĩ bổ nhiệm" mặc dầu không có điều như vậy. LaSalle University nói là "được công nhận" bởi "Ban tổ chức công nhận" được một công ty tư nhân lập ra, công ty này là chi nhánh của người chủ của trường.

Ngày nay hơn bao giờ hết, các đại học "rởm" đang nở rộ trên khắp thế giới. Chỉ riêng trong năm qua, trên một trăm trường rởm đã bị đóng cửa bởi FBI khi số sinh viên nước ngoài tới Mĩ học nhưng phát hiện ra rằng trường của họ thực sự là toà nhà trống rỗng hay với địa chỉ giả. Tương ứng, các trường rởm này tập trung hầu hết sinh viên nước ngoài bởi vì họ có thể tránh được vấn đề với nhà cầm quyền địa phương. Đại học rởm vận hành ở Mĩ nhưng bán bằng rởm cho người ở châu Á, châu Âu hay châu Phi có thể thoát khỏi chú ý của chính phủ. Cảnh sát không quan tâm chừng nào nạn nhân là người nước ngoài, không phải là người của họ.

Vài năm trước, FBI đã bắt người chủ của CaliforniaPacificaUniversity về giả mạo bằng cấp và ông ta phải đi tù. Sau khi báo chí in ra nội tình, hàng trăm người có bằng từ trường đó bị đuổi việc bởi công ty của họ "bị lừa". Vì phải mất vài năm để theo dõi những người vận hành trường rởm, nhiều người trong số họ vẫn hoạt động trong thế giới ảo như trường trực tuyến bởi vì dễ dàng chuyển website trước khi bị bắt. Chừng nào sinh viên còn trả tiền, họ còn tiếp tục đăng tuyển sinh viên. Vì trường là trực tuyến, sinh viên không bao giờ đặt chân tới trường cho nên họ không có ý niệm nào về trường là hợp pháp hay không. Chẳng hạn khi cảnh sát Texas đóng cửa Dallas State College, người chủ lập tức mở JacksonStateUniversity ở California. Khi cảnh sát California đóng website của họ ở đó, họ chuyển sang Oregon và mở JohnQuincyAdamsUniversity. Phải mất 12 năm và nỗ lực chính của FBI để bắt những người này. Họ tìm thấy hơn 10 triệu đô la tiền mặt ở nhà người chủ và thấy rằng họ đã tuyển trên một trăm nghìn sinh viên từ khắp thế giới.

Không may, ngay cả ngày nay nhiều báo chí và website vẫn tiếp tục cho phép đại học rởm quảng cáo. Tôi vẫn thấy nhiều trường rởm quảng cáo trên báo chí và tạo chí như The Economist, Forbes, Time and Newsweek v.v. Cho nên lời khuyên của tôi: sinh viên nên thận trọng về loại đào tạo rởm này và kiểm tra mọi đại học bạn muốn xin vào học. Đó là tiền của bạn, bằng cấp và tương lai của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com