Được chuẩn bị/3

Được chuẩn bị phần 3

Hai năm cuối ở trung học là thời gian tốt nhất để lập kế hoạch cho tương lai của bạn dù bạn tiếp tục lên đại học hay vào trường hướng nghề. Nếu bạn muốn vào đại học, bạn cần chuẩn bị các kiểu môn học mà bạn muốn học. Bạn cũng cần nhìn vào ngành công nghiệp nào đó mà bạn muốn làm việc trong đó, như phần mềm, ngân hàng, tài chính, chế tạo, chăm sóc sức khoẻ, hay chính phủ. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp và định hướng tương lai sớm hơn sẽ giúp cho bạn được chuẩn bị tốt hơn, cho nên bạn không phạm sai lầm trong những phút cuối.

Nếu bạn không biết học gì hay đã không quyết định, lời khuyên của tôi là chọn Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) vì những lĩnh vực này có nhu cầu cao từ mọi ngành công nghiệp với những cơ hội tuyệt vời. Nhưng bạn cần xây dựng nền tảng mạnh từ BÂY GIỜ, để cho bạn sẽ sẵn sàng học STEM ở đại học. Bằng việc học nhiều về toán và khoa học ở trung học, bạn sẽ biết bạn thích gì hay không thích gì. Những người tốt nghiệp trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học có thể làm việc trong bất kì ngành công nghiệp nào, bất kì chỗ nào, và bất kì nước nào vì ngày nay mọi công ty đều phụ thuộc vào khoa học và công nghệ để tiến hành kinh doanh hiệu quả.

Trong số nhiều lĩnh vực trong STEM, tôi nghĩ phần mềm (như Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm và Quản lí hệ thống thông tin) là những lĩnh vực tốt nhất để học vì nhiều công ty cần phần mềm cho để cho chạy hệ thống máy tính và mạng của họ. Chẳng hạn, Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning (ERP) bao gồm nhiều ứng dụng như nhân lực, chế tạo, quản lí tài chính, quan hệ khách hàng, vận hành và quản lí dây chuyền cung cấp có thể giúp cho người quản lí tự động hoá các qui trình doanh nghiệp của họ một cách hiệu quả.

Phần mềm máy tính được chia thành hai loại chính – Phần mềm ứng dụng và Phần mềm hệ thống. Phần mềm ứng dụng bao gồm các chương trình cho người dùng máy tính như xử lí văn bản (như, Microsoft Word), Trang tính (như, Microsoft Excel), trò chơi máy tính, ứng dụng di động, đồ hoạ máy tính, chương trình lưu giữ dữ liệu, và chương trình duyệt Web. Phần mềm hệ thống bao gồm các hệ điều hành (như, Windows, Linux, Androids, IOS, v.v.) và tất cả các chương trình có liên quan cho phép máy tính vận hành.

Ngành công nghiệp phần mềm cũng được chia thành hai kinh doanh chính: Sản phẩm và Dịch vụ. Các công ty sản phẩm bao gồm mọi khía cạnh của việc tạo ra sản phẩm phần mềm, từ thiết kế, phát triển, sản xuất, trợ giúp và cài đặt, cũng như cung cấp hỗ trợ cho khách hàng. Một số công ty là khổng lồ với mười tới năm mươi nghìn người như Microsoft, IBM, Google, Oracle hay nhỏ với vài trăm người như các ứng dụng di động, và trò chơi máy tính, v.v. Các công ty dịch vụ cung cấp truy nhập vào phần mềm và lưu giữ dữ liệu như các công ty tính toán mây, hay các công ty dịch vụ mạng và dịch vụ an ninh. Một số công ty cung cấp dịch vụ tư vấn đặc biệt dựa trên nhu cầu của khách hàng (như, Dịch vụ khoán ngoài CNTT hay Khoán ngoài qui trình doanh nghiệp, v.v.

Có nhiều kiểu việc làm chuyên môn hoá trong công nghiệp phần mềm. Việc làm phổ biến nhất là người lập trình hay người viết mã, kiểm thử và bảo trì phần mềm. Mọi người lập trình đều làm việc trong các tổ dưới sự giám sát của kĩ sư phần mềm, hay người lãnh đạo tổ. Dựa trên yêu cầu, người lập trình chia từng chức năng vận hành ra ra thành trình tự logic các bước và viết mã để làm cho máy tính thực hiện tương ứng. Mặc dầu việc làm của người lập trình chỉ yêu cầu hai năm đào tạo trong trường hướng nghề nhưng vì phần mềm đang trở nên ngày một phức tạp hơn, bốn năm đào tạo trong đại học được các công ty ưa chuộng hơn. Ngày nay phần lớn ngôn ngữ máy tính phổ biến là Java, C++, và Python nhưng vì các ứng dụng và thị trường tiếp tục tiến hoá, ngôn ngữ lập trình đang thay đổi theo.

Việc làm phổ biến tiếp là kĩ nghệ phần mềm hay người chuyên nghiệp làm thiết kế, phát triển, viết mã kiểm thử và đánh giá hệ thống phần mềm. Phần lớn việc làm kĩ nghệ phần mềm yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân vì việc làm này hội tụ nhiều vào kiến trúc, thiết kế, và phát triển hệ thống phần mềm hỗ trợ cho kinh doanh của công ty. Kĩ sư phần mềm phải có kĩ năng lập trình mạnh, mặc dầu họ hội tụ nhiều hơn vào phát triển các thuật toán phức tạp, phân tích và giải quyết vấn đề hơn là viết mã. Có nhiều chuyên môn trong các kĩ sư phần mềm tuỳ theo điều họ làm như phần mềm hệ điều hành, phần mềm phân bố mạng, và đa dạng các phần mềm ứng dụng.

Quản lí hệ thống thông tin là việc làm phổ biến khác trong lĩnh vực phần mềm. Những người này quản lí và điều phối xây dựng và bảo trì hệ thống máy tính của công ti, và lập kế hoạch cho tăng trưởng tương lai. Họ quản lí các hệ thống kiểm soát tự động hoá trong chế tạo, kinh doanh và các khu vực khác. Họ quản lí các dự án phần mềm và giám sát nhiều chuyên viên hỗ trợ kĩ thuật và các kĩ thuật viên bàn hỗ trợ. Họ nhận diện vấn đề và cung cấp hỗ trợ cho khách hàng và đảm bảo rằng hệ thống vận hành hiệu quả.

Có miền rộng các chuyên viên máy tính như chuyên viên mạng người thiết kế, kiểm thử, và đánh giá hệ thống mạng như mạng cục bộ (LAN), mạng miền rộng (WAN), Internet, và các hệ thống truyền thông dữ liệu khác. Một số người quản lí an ninh của hệ thống, một số người hội tụ vào thiết kế và thực hiện hệ thống của người dùng v.v. Nhu cầu về việc làm phần mềm đang tăng trưởng quãng 20% mỗi năm và hiện thời có thiếu hụt người với những kĩ năng này vì các công ty đang dựa trên công nghệ thông tin để hỗ trợ cho kinh doanh của họ. Sự phổ biến tăng lên của Internet cũng là dẫn lái then chốt khác của tăng trưởng việc làm. Việc sinh sôi nảy nở của thiết bị di động trên khắp thế giới cũng đã tạo ra nhu cầu về đa dạng rộng các sản phẩm và dịch vụ mới như app di động và trò chơi di động.

Ngày nay công nghệ đang làm thay đổi mọi thứ, và mọi nước đang hội tụ và áp dụng công nghệ để thúc đẩy nhanh nền kinh tế của họ. Do đó, việc làm của người tốt nghiệp phần mềm sẽ liên tục tăng lên nhanh hơn bất kì việc làm nào khác. Nếu bạn vẫn còn chưa chắc về học cái gì, sao không chọn lĩnh vực phần mềm và nắm lấy cơ hội này?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem