Đào tạo theo chứng chỉ

Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Tôi có bốn năm kinh nghiệm phát triển phần mềm. Tôi muốn là người quản lí dự án và nghĩ về đăng tuyển vào đào tạo chuyên nghiệp quản lí dự án (PMP). Vài người bạn của tôi bảo tôi rằng điều đó là phí thời gian vì họ không thể dạy được cho tôi cái gì và chỉ cấp chứng chỉ. Tôi bị lẫn lộn liệu tôi có nên lấy chứng chỉ PMP hay không? Xin thầy lời khuyên."

Đáp: Điều đó còn tuỳ vào bạn muốn gì với đào tạo theo chứng chỉ? Nếu bạn muốn học nhiều về quản lí dự án để cho bạn có thể là người quản lí dự án giỏi hơn, nếu bạn muốn hiểu khuôn khổ, qui trình tri thức và nhiều chi tiết về quản lí dự án thì lời khuyên của tôi là "CÓ" bạn nên lấy nó.

Nếu bạn muốn có chứng chỉ để trưng nó trong văn phòng của bạn thì lời khuyên của tôi là "KHÔNG" đừng phí tiền của bạn. Bạn cần biết rằng một mẩu giấy không làm cho bạn thành người quản lí dự án giỏi hơn. Nhiều người lấy đào tạo theo chứng chỉ chỉ để "trưng ra" nhưng không học cái gì. Một số công ty đào tạo biết rằng họ làm tiền bằng việc dạy bạn cách qua kì thi, dạy bạn ghi nhớ câu trả lời bài kiểm tra. Họ đảm bảo rằng bạn sẽ qua kì kiểm tra bởi vì nếu bạn trả tiền, bạn sẽ nhận được một mẩu giấy gọi là "chứng chỉ" để cho bạn có thể nói với mọi người rằng bạn được "chứng nhận" về cái gì đó.

Nếu bạn muốn là người quản lí dự án giỏi hơn, bạn cần chọn công ty đào tạo đúng, công ty làm kinh doanh chân thực và hội tụ vào việc dạy "kĩ năng" chứ không cấp "chứng chỉ". Trong đào tạo này bạn sẽ học nhiều về các khu vực tri thức, cách tích hợp qui trình tri thức và tài liệu dự án, cách ước lượng lịch biểu và cách xây dựng "sơ đồ Gantt" hay xác định "đường găng" v.v.

Tôi tin với nhiều năm phát triển phần mềm, bạn có thể thấy cách mọi sự khớp với nhau. Kinh nghiệm của bạn được tổ hợp cùng giáo dục quản lí dự án chính thức sẽ đưa bạn tới mức khác trong con đường nghề nghiệp của bạn nếu bạn nghiêm chỉnh học và áp dụng tri thức của bạn một cách thích hợp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem