Thế giới được công nghệ dẫn lái

Chúng ta hiện thời đang trong “Thời đại tri thức” nơi công nghệ đang làm thay đổi nhiều điều và tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nếu họ biết cách nắm lấy chúng. Phương tiện xã hội, Phân tích big data, di động, và tính toán mây đã tạo ra thay đổi lớn trong cách các doanh nghiệp được tiến hành và hành vi mua của khách hàng. Chẳng hạn, với phân tích Big data sẵn có qua điện thoại thông minh, khách hàng có thể so sánh giá dễ dàng giữa các cửa hàng nhưng các công ti cũng có thể theo dõi khách hàng đang tìm đồ để mua để đưa ra các đề nghị đặc biệt. Khi công ti có hồ sơ về thói quen mua hàng của khách hàng, nó sẽ tiếp tục đề nghị các giảm giá đặc biệt để giữ khách hàng khỏi mua từ công ti khác và thiết lập “mối quan hệ” để giữ khách hàng và tăng trưởng doanh nghiệp của họ. Chẳng hạn, nếu bạn mua cái gì từ Amazon.com, công ti sẽ tạo ra hồ sơ của bạn vì nó biết điều bạn thích và tiếp tục khuyến mại các sản phẩm tương tự cho bạn.

Theo một báo cáo công nghiệp, hiện thời thế giới có trên 2 tỉ PC, 3.2 tỉ điện thoại thông minh và 1.4 tỉ máy tính bảng đang được dùng và con số này vẫn đang tăng lên. Thanh niên để trung bình quãng năm mươi ba phút trên điện thoại thông minh của họ hàng ngày. Chúng ta cũng thấy các công nghệ đang nổi lên như thiết bị đeo được, ô tô tự lái, ví di động, sức khoẻ di động, tivi có kết nối internet, và nhiều thứ nữa. Bùng nổ của kinh doanh trực tuyến đã làm thay đổi cách doanh nghiệp được tiến hành vì khách hàng có thể mua bất kì cái gì từ bất kì đâu vào bất kì lúc nào. Người ta dự đoán rằng phần lớn các cửa hàng bán lẻ vật lí sẽ đóng cửa khi mua sắm trực tuyến tốt hơn, rẻ hơn và thuận tiện hơn. Với kinh doanh trực tuyến, thị trường mở rộng vì khách hàng không còn thuộc vào một chỗ hay một nước mà ở mọi nơi. Chẳng hạn khách hàng là một dân làng vùng sâu vùng xa ở châu Phi có thể mua các thứ từ cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc, thanh toán bằng việc dùng công ti tài chính ở Mĩ (như Pay Pal) và có hàng hoá được chuyển giao tới tận nhà bởi công ti vận tải châu Âu. Từ khi cửa hàng trực tuyến xuất hiện, trên 85% các cửa hàng bán lẻ vật lí nhỏ ở Mĩ và châu Âu đã đóng cửa, chỉ những cửa hàng rất lớn vẫn còn vận hành trong các trung tâm mua bán nhưng lợi nhuận của họ đã giảm dần. Với vận tải nhanh, mọi người có thể mua gần như mọi thứ từ các cửa hàng trực tuyến và làm cho Amazon.com thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới.

Trong quá khứ, việc chế tạo làm ra sản phẩm rồi bán chúng cho các cửa hàng bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ phải giữ kho các sản phẩm dù họ bán được chúng hay không. Với công nghệ kiểm soát kho mới, không cần mua và lưu kho sản phẩm nữa. Khi khách hàng mua một sản phẩm, dữ liệu này được thu thập rồi được gửi qua mạng tới xưởng chế tạo (có thể ở nước khác). Sản phẩm thay thế được chế tạo ngay lập tức và vận chuyển ngược lại cửa hàng bán lẻ. Nếu cửa hàng bán 100 mặt hàng, thì 100 mặt hàng được chế tạo và nếu cửa hàng chỉ bán 1 mặt hàng thì chỉ một mặt hàng được chế tạo cho nên công ti không bao giờ phải chi nhiều hơn nó cần và nhà chế tạo có thể điều chỉnh công việc của mình tương ứng. Mọi thứ trong quá trình phức tạp này đều được kiểm soát và quản lí bởi hệ thống kiểm soát dây chuyền cung cấp tương ứng với vòng đời cung cấp: Mua, bán, đặt hàng, chế tạo, đóng gói, phân phối, và chuyển giao rồi … lặp lại mua, bán …v.v. Về trung bình, công ti toàn cầu bán quãng 3 tỉ mặt hàng mỗi ngày, từ các mặt hàng lớn như tivi, tủ lạnh tới những mặt hàng nhỏ như xà phòng, dầu gội đầu v.v. Vì tính hiệu quả tuyệt đối, các công ti khổng lồ như Wall-Mart, Amazon đang bành trướng khắp thế giới khi các công ti địa phương không thể cạnh tranh được và biến mất khỏi thị trường bán lẻ.

Trong thế giới được kết nối này, các công ti tài chính và ngân hàng không vận hành bên trong biên giới quốc gia nữa mà bành trướng ra thị trường toàn cầu nơi mọi người có thể mở tài khoản, cho vay, thu được việc vay, mua và bán chứng khoán, trái phiếu, và các hàng hoá khác trực tuyến và trả tiền dùng máy tính hay điện thoại thông minh. Những hoạt động trực tuyến này dẫn tới khối lượng dữ liệu khổng lồ mà các công ti tài chính thu thập, tổ chức, và phân tích và làm thành sẵn có cho việc báo cáo. Khi số các giao tác trực tuyến tăng lên, số các gian lận cũng tăng lên. Kết quả là, các công ti tài chính đang đầu tư hàng tỉ đô la vào kết cấu nền CNTT của họ chỉ để bắt kịp với luồng dữ liệu kéo tới và yêu cầu an ninh. Hệ thống CNTT tài chính truyền thống bao gồm các hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp và lưu giữ thông tin từ các truy vấn của người dùng. Bởi vì các qui định về tuân thủ qui chế và an ninh, công ti tài chính phải nhân bản mọi dữ liệu trong môi trường phục hồi thảm hoạ chỉ trong trường hợp cái gì đó xảy ra (động đất, cháy, hackers, tấn công cyber v.v.) và mọi triệu đô la được chi tiêu cho hệ thống CNTT họ phải chi thêm triệu nữa cho môi trường bản sao. Do đó để tiết kiệm tiền cho hệ thống CNTT, phần lớn các nhà phân tích tài chính đều bị giới hạn vào phân tích nào đó về giá trị dữ liệu không quá một năm vì bất kì cái gì kéo dài sẽ tiêu thụ nhiều tài nguyên tính toán. Do đó hoạt động trinh sát doanh nghiệp bị giới bạn vào trong các yếu tố phát hiện gian lận và rủi ro.

Nhưng với công nghệ Big data, thay đổi quan trọng đang xảy ra. Các công ti tài chính lớn bây giờ đang dùng xử lí trích-biến đổi-tải extract-transform-load (ETL) để thu thập mọi dữ liệu giao tác và cho chạy chúng qua Hadoop cho các phân tích hiệu năng cao và nhận diện sự cố về gian lận rất nhanh chóng và đã tiết kiệm được hàng tỉ đô la. Một nhà phân tích nói: “Trong quá khứ khi dùng cơ sở dữ liệu và nhà kho dữ liệu để lưu giữ dữ liệu rồi chạy chúng qua phần mềm Trinh sát doanh nghiệp, chúng ta chỉ có thể tìm được gian lận sau khi nó đã xảy ra và điều đó thường mất vài tháng để làm. Đến lúc đó kẻ tội phạm đã bỏ đi với nhiều tiền. Tuy nhiên với Big data, chúng tôi có thể dự đoán các giao tác bất thường, bất kì cái gì bất thường trong vay nợ và các giao tác và hội tụ vào việc phòng ngừa gian lận khỏi xảy ra trong thời gian thực. Khi cái gì đó bất thường xảy ra, chúng tôi lập tức biết ngay và dừng nó lại. Chúng tôi thậm chí có thể dự đoán được khi nào nó xảy ra và ngăn cản nó khỏi xảy ra. Đó là lí do tại sao big data là đấng cứu tinh của các thể chế tài chính và ngân hàng ngày nay và trong thời gian rất ngắn, mọi ngân hàng và công ti tài chính sẽ phải thực hiện phân tích big data.”

Đây là vài thí dụ đơn giản về công nghệ thông tin trong thế giới kinh doanh nhưng thay đổi đang xảy ra ở mọi nơi và với tỉ lệ nhanh. Không lâu trước đây, mọi người chỉ cần có các kĩ năng cơ bản như đọc, viết và phép toán số học nhưng ngày nay, bên cạnh những kĩ năng cơ bản này mọi người đều cần có tri thức và kĩ năng về công nghệ thông tin vì chúng ta đang sống trong thế giới vận hành bằng máy tính và không có kĩ năng sống còn này, chúng ta sẽ không có khả năng vận hành tốt. Khi công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, mọi người phải thích ứng với thái độ học cả đời để điều chỉnh theo thay đổi và đó là cách duy nhất để làm thịnh vượng trong “thế giới được công nghệ dẫn lái” này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com