Lãnh đạo kĩ thuật

Lãnh đạo kĩ thuật

Lãnh đạo kĩ thuật là một kĩ năng KHÔNG được dạy trong đại học. Nó là một trong những kĩ năng bạn phát triển chỉ theo thời gian và kinh nghiệm. Thứ nhất, bạn cần có nhiều kinh nghiệm trong phát triển phần mềm, từ thu lấy yêu cầu tới đưa ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng để cho bạn biết tất cả những khó khăn và chướng ngại của dự án phần mềm. Thứ hai, bạn cần có khả năng loại bỏ những chướng ngại đó cho tổ của mình và cho phép họ thành công. Là người lãnh đạo tổ của họ, mục đích của bạn nên là tạo ra môi trường làm việc tốt cho tổ của mình và cho phép họ làm điều bạn muốn họ làm và thành công. Điều này không dễ vì nhiều người lẫn lộn giữa là người lãnh đạo tổ và là người công bố thành công. Nguyên tắc của người lãnh đạo tổ là bạn đặt ra chiều hướng kĩ thuật đúng, cung cấp đào tạo hay chỉ dẫn cho tổ để họ có thể làm nó thành công bởi vì thành công của họ là thành công của bạn.

Là người lãnh đạo tổ nghĩa là dành vài giờ một ngày, hàng ngày như vậy, sau giờ làm việc, giữ cho mình bắt kịp với thay đổi công nghệ, đọc những bài blog mới nhất, học những công nghệ mới nhất, thử những công cụ mới nhất, nghiên cứu các trường hợp điển hình mới nhất để cho bạn có thể cải tiến kĩ năng kĩ thuật của mình và là người lãnh đạo tổ tốt hơn. Là người lãnh đạo tổ, bạn phải tự hỏi mình công nghệ này đem tới giá trị nào cho doanh nghiệp? Bao nhiêu người sẽ muốn dùng nó? Đây là công nghệ mới hay chỉ là khái niệm? Nó tăng qui mô thế nào? Nó vận hành ra sao? Nó có thể được thực hiện tốt hơn không? Còn nhiều vấn đề hơn chỉ phát triển phần mềm nhưng bạn cần thu nhận nhiều tri thức kĩ thuật để bạn có thể giúp cho tổ mình thành công. Lãnh đạo kĩ thuật KHÔNG phải là việc dành cho mọi người mà chỉ một vài người yêu thích công nghệ và mọi thứ liên quan tới nó. Điều tệ nhất là dù bạn có đọc nhiều đến đâu và học nhiều đến đâu, bạn vẫn cảm thấy bạn không biết đủ vì công nghệ thay đổi nhanh chóng.

Bên cạnh tri thức kĩ thuật, trao đổi cũng là kĩ năng quan trọng khác của người lãnh đạo tổ. Trong phát triển phần mềm, trao đổi nghĩa là có khả năng chia sẻ thông tin với thành viên tổ và hướng dẫn họ dùng nó tương ứng. Người lãnh đạo tổ tốt phải có khả năng trao đổi về tình trạng dự án lên quản lí cấp trên cũng như trao đổi nó cho mọi thành viên tổ với nhiều chi tiết để cho họ có thể hành động theo nó. Kĩ năng trao đổi không chỉ là giải thích tình trạng dự án cho người quản lí mà còn làm cho họ hiểu và ủng hộ dự án. Đồng thời, tổ phải có khả năng lấy yêu cầu nghiệp vụ, vấn đề hay ý tưởng mới, và giải thích cho các thành viên tổ để làm cho họ cam kết thực hiện nó.

Lãnh đạo kĩ thuật là kĩ năng quan trọng trong quản lí tổ những người kĩ thuật. Thay vì ra lệnh bạn đang lãnh đạo bằng nêu gương để động viên tổ. Mục đích của bạn là gây hứng khởi cho các thành viên làm điều bạn muốn họ làm. Đó là lí do tại sao người lãnh đạo kĩ thuật lớn phải là người động viên vì bạn lãnh đạo bằng nêu gương chứ không bằng quyền lực. Chẳng hạn bạn thấy một thành viên tổ dường như không tham dự và mời người đó ra uống cà phê và hỏi họ vấn đề là gì. Bạn sẽ huấn luyện người đó, giúp người đó và động viên người đó bằng giải thích viễn kiến của bạn và loại bỏ chướng ngại người đó đang đối diện. Trong các cuộc họp tổ, bạn có thể động viên tổ bằng việc giải quyết các vấn đề kĩ thuật, hay lãnh đạo mọi người theo chiều hướng đúng cho giải pháp. Không có người động viên nào cho một tổ gồm những người kĩ thuật trình độ cao tốt hơn là có người lãnh đạo để giải quyết vấn đề kĩ thuật khó, và cho phép họ học điều đó để làm cho dự án thành công.

Tất nhiên, bạn phải có đam mê trong mọi thứ bạn làm và đam mê không thể là giả được. Nếu bạn có đam mê về việc làm của mình, không thành vấn đề bạn đang làm gì, mọi người sẽ thừa nhận điều đó.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem