Kĩ năng tính toán mây

Theo nhiều báo cáo từ Microsoft, Oracles và SAP, Tính toán mây có thể sinh ra hàng triệu việc làm mới trong năm năm tới. Tuy nhiên, nhiều công ty tính toán mây sẽ gặp vấn đề tìm công nhân có kĩ năng đúng vì tính toán mây yêu cầu một kiểu kĩ năng mới mà có thể hay không thể được dạy ở đại học. Do đó, sinh viên có thể phải chú ý tới những kĩ năng này và tìm cách học chúng để duy trì việc đi trước thay đổi trong công nghiệp:

Một trong những thách thức chính của tính toán mây là nhu cầu có công nhân công nghệ thông tin (CNTT) người có thể trao đổi tốt dùng ngôn ngữ doanh nghiệp để giải thích các chi tiết kĩ thuật cho khách hàng và người dùng. Ngày nay phần lớn công nhân CNTT được đào tạo tri thức kĩ thuật thường không hiểu doanh nghiệp thật rõ và thường không có tri thức doanh nghiệp để nói chuyện với khách hàng và giải thích cho họ rõ ràng vấn đề cũng như ích lợi của tính toán mây. Khi họ dùng ngôn ngữ kĩ thuật điều là tự nhiên cho họ thì thường lại gây hoang mang cho khách hàng. Với tính toán mây chọn lựa ưa chuộng là thuê người tốt nghiệp từ quản lí hệ thông tin (ISM) vì họ có cả tri thức kĩ thuật và doanh nghiệp và được đào tạo để giải thích nhu cầu và ích lợi công nghệ cho khách hàng dùng ngôn ngữ doanh nghiệp. Họ hiểu khái niệm phần mềm như dịch vụ, cũng như thu nhập, chi phí, bản kê tài chính điều là cách nhìn doanh nghiệp về cách công ty vận hành. Chẳng hạn, họ có thể giải thích cách ứng dụng mây sẽ vẫn còn an ninh như ứng dụng trong nội bộ cơ quan. Cách tính toán mây có thể giảm chi phí, tiết kiệm nhiều tiền hơn và làm tăng lợi nhuận cho khách hàng. Sinh viên kĩ thuật có kĩ năng mềm giỏi có thể có khả năng làm việc trong tính toán mây nếu họ học thêm vài môn doanh nghiệp.

Vì phát triển tính toán mây đang bùng nổ trên khắp thế giới khi nhiều công ty đang đi vào trong mây, có nhu cầu tăng lên về người lập trình phần mềm có thể viết mã, phát triển và triển khai ứng dụng trong mây. Kĩ năng được yêu cầu là: PHP, Ruby, Ruby on rail, Java,.NET và Python. Hiện thời phần lớn các đại học chỉ dạy Java cho nên sinh viên có thể phải học theo cách riêng của họ về Ruby, Python và.NET nữa để đáp ứng nhu cầu của công ty tính toán mây. Ngày nay, phần lớn các việc làm lập trình đều ở mức vào nghề điều không yêu cầu nhiều kinh nghiệm. Theo nhiều bảng liệt kê việc làm, các công ty tính toán mây đang thuê nhiều người tốt nghiệp đại học trong khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm và quản lí hệ thông tin.

Ngày nay điện thoại thông minh là thiết bị then chốt được phần lớn mọi người dùng, thay cho laptop hay máy bàn. Phần lớn mọi người sẽ dùng ứng dụng di động để truy nhập vào dữ liệu của họ được lưu trong mây. Do đó người phát triển ứng dụng di động có tri thức về IOS, Android và Window 8 đang được yêu cầu cao trên khắp thế giới. Có thiếu hụt người có thể phát triển app di động và hiểu an ninh di động. Trong khi ngành công nghiệp này còn chưa có chuẩn để quản lí an ninh di động, mọi công ty đặt ra chuẩn riêng của họ nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. Điều này nghĩa là công nhân CNTT được mong đợi tiếp tục học và cập nhật kĩ năng của họ trong công nghệ an ninh để quản lí truy nhập vào mây. An ninh di động và an ninh mạng cũng là hai kĩ năng nóng đang nổi lên.

Bên cạnh việc hiểu cách phát triển ứng dụng mây, công nhân tính toán mây cần hiểu cách toàn thể hệ thống tính toán làm việc để quản lí luồng thông tin. Công nhân CNTT phải có tri thức về tương tác người máy, và tích hợp hệ thống vì nhiều công ty tính toán mây cần những kĩ năng này để cung cấp các dịch vụ tích hợp dựa trên mây. Có nhiều công cụ sẵn có trên thị trường ngày nay như Formatica, Cast Iron v.v. nhưng một số công ty ưa thích xây dựng công cụ riêng của họ dùng “SOAP”, “RESTful APIs” v.v. Những kĩ năng này yêu cầu tri thức nhiều về phần mềm và phần lớn các công ty tính toán mây ưa thích thuê người tốt nghiệp kĩ nghệ phần mềm cho những vị trí này thay vì khoa học máy tính.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com