Công nghiệp tài chính và công nghiệp công nghệ

Ngày nay, phương tiện báo chí và ti vi đầy những câu chuyện về các công ty mất hàng trăm triệu đô la, sa thải hàng nghìn công nhân, nhưng người quản lí của họ vẫn cho bản thân họ được lên lương đáng giá hàng trăm triệu đô la. Chủ tịch ngân hàng, giám đốc điều hành tài chính, người buôn bán thị trường chứng khoán, tất cả đều cho bản thân họ lương và thưởng hàng năm lớn, con số lên tới hàng tỉ đô la mặc cho khủng hoảng tài chính và kinh tế xấu. Đó là lí do tại sao mọi người giận dữ và bắt đầu "chiếm phố Wall".

Có thể là công nghiệp tài chính có thể học được cái gì đó từ công nghiệp công nghệ. Vài quan chức điều hành của họ chỉ chấp nhận lương hàng năm $1 vì họ muốn hi sinh cho công ty của họ. Tất nhiên, một số trong họ có cổ phiếu chứng khoán lớn từ công ty này nhưng các giá trị cổ phiếu đó tuỳ thuộc vào thành công của công ty. Nếu công ty không làm tốt, giá trị của cổ phiếu không được mấy.

Người nêu ra tấm gương cho các quan chức điều hành công nghệ cao là Steve Jobs, người sáng lập ra Apple. Từ 1997 cho tới khi chết, Steve Jobs đem về nhà chỉ $1 một năm về lương, và ông ấy không lấy thưởng. Chỉ một đô la. Ông ấy nói: "Tôi không thể lấy tiền cho tôi khi tôi chết, tôi chỉ muốn làm cái gì đó tôi thích." Tất nhiên, ông ấy không cần tiền vì giá trị ròng của ông ấy là $7 tỉ đô la. Phần lớn số của cải đó tới từ Pixar, công ty hoạt hình mà ông ấy đã bán cho công ty Walt Disney. Từ khi trở về làm việc cho Apple, ông ấy đã cống hiến toàn bộ năng lượng của mình để tạo ra các sản phẩm phát kiến như Mac-book, iPods, iPhone, iPads v.v. gần như từ không cái gì.

Theo sau tấm gương của Steve Jobs, Larry Page, Sergey Brin, và Eric Schmidt, cả ba quan chức hàng đầu của Google cũng đồng ý chỉ lấy lương $1 một năm từ 2005. Tất nhiên, họ rất giầu dựa trên cổ phiếu chứng khoán của họ ở công ty mà họ sáng lập ra. Người khác là Meg Whitman, cựu CEO của eBay và bây giờ là chủ tịch của HP. Bà ấy cũng nhận lương $ 1 một năm. Bà ấy nói với báo chí rằng nếu bà ấy bị sa thải trước cuối năm tới, bà ấy sẽ đem về nhà $1.50, vì gián đoạn của bà ấy là 1.5 lần lương hàng năm của bà ấy. Tất nhiên, bà ấy không cần tiền vì bà ấy đã là tỉ phú nhưng bà ấy muốn việc làm bởi vì đó là thách thức liệu bà ấy có thể chỉ đạo HP theo chiều hướng đúng không.

Ngược với các chủ ngân hàng, các quan chức điều hành tài chính, những người sống một cách xa hoa như ngôi sao điện ảnh, hầu hết các quan chức điều hành công nghệ đều sống rất giản dị. Họ sống trong nhà không khác với nhà của kĩ sư phần mềm bình thường, những người làm việc ở thung lũng Silicon. Họ lái xe mà hầu hết các kĩ sư có thể đảm đương được. Steve Jobs có chiếc Honda Accord, cả Page và Brin có chiếc BMW 325. Không người nào trong số họ mặc quần áo đắt tiền hay có cái gì bất bình thường. Họ ở trong số những người giầu nhất trên trái đất nhưng họ chưa bao giờ hành động như họ là đặc biệt.

Người giầu nhất trong số họ, Bill Gates đem hầu hết của cải của ông ấy cho việc từ thiện và yêu cầu những người khác theo gương ông ấy. Ông ấy nói trong cuộc viếng thăm Carnegie Mellon, ông ấy tới thăm nấm mồ của Andrew Carnegie và cảm thấy bị tác động rất mạnh bởi câu nói được khắc trên nấm mồ của ông Carnegie rằng "Kẻ nào chết giầu, kẻ đó chết nhục." Andrew Carnegie là một trong những người giầu nhất ở Mĩ vì là người chủ của nhiều xưởng thép. Mọi người gọi ông ấy là "Vua thép" và ông ấy thường được so sánh với John Rockefeller hay "Vua dầu hoả". Trước cái chết của mình, ông ấy đã đem mọi tài sản của mình cho từ thiện, phần lớn cho mục đích giáo dục. Ông ấy và người bạn tỉ phú khác, Andrew Mellon đã thành lập Đại học Carnegie Mellon như một trong các trường hàng đầu ở Mĩ.

Có một sự kiện thú vị: Phần lớn các quan chức điều hành người nhận được lương cao nhất làm việc rất kém, công ty của họ thường mất nhiều tiền và sa thải hàng nghìn công nhân. Phần lớn quan chức điều hành người chỉ nhận $1 lương đều làm việc tốt hơn nhiều, công ty của họ làm ra nhiều tiền và thuê hàng nghìn công nhân. Khi Steve Jobs trở lại Apple năm 2000, công ty này đã gần như chuẩn bị nộp đơn phá sản do quản lí kém ở đó. Dưới quản lí của ông ấy, nó đã phục hồi và trở thành công ty công nghệ lớn nhất và thành công nhất. Ngày nay, công nghiệp công nghệ đang làm rất tốt, thuê nhiều người và thậm chí còn trải qua thiếu hụt công nhân. Đồng thời, công nghiệp tài chính đang làm kém, đối diện với phá sản, sa thải nhiều công nhân và cứ yêu cầu chính phủ giúp họ bằng nhiều tiền "kích thích".

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com