Ứng dụng di động

Ba mươi năm qua, nhiều người phát triển phần mềm đã làm tiền bằng việc viết phần mềm chạy trên máy tính cá nhân (PC) và đã tạo ra hàng nghìn công ti phần mềm nhưng điều đó tất cả đã thay đổi khi công ti như Microsoft chi phối thị trường. Mười năm trước, nhiều người phát triển phần mềm cũng đã làm tiền bằng việc viết phần mềm cho Internet và đã tạo ra hàng nghìn công ti “Dot.Com” nhưng tất cả đã thay đổi khi các công ti như eBay, Amazon, và vài công ti khác chi phối thị trường. Ngày nay lại có cơ hội mới cho các ứng dụng di động hay web di động.

Vài năm trước, phần lớn điện thoại di động đều có trình duyệt web nhưng chúng khó sử dụng. Nếu bạn đã thử lèo lái qua vài trang web được viết nghèo nàn trong Java-script, trên màn hình điện thoại nhỏ tí xíu, để tìm thông tin như địa chỉ hay lịch biểu, bạn có thể cũng hiểu được điều đó có thể khó khăn và thất vọng thế nào. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi với iPhone.

Khi công nghệ thành đủ lớn để tạo ra công nghiệp và cho phép người khác viết các ứng dụng trên đỉnh của nó, thì nó tạo ra “cách mạng cơ hội” (tương tự như PC và Internet). iPhone là nền ứng dụng cho phép nhiều ứng dụng chạy trên nó. Ngày nay, có hàng nghìn ứng dụng cho iPhone, từng ứng dụng bán quãng vài đô la nhưng tất cả chúng có vài triệu người dùng tải xuống. Với ứng dụng một đô la và với một triệu người dùng thì người phát triển ứng dụng có thể làm được triệu đô la dễ dàng.

Xét tới thời gian rất ngắn của iPhone; nó đã tạo ra nền công nghiệp mới với hàng nghìn người phát triển trên khắp thế giới viết các ứng dụng cho nó. Theo báo cáo công nghiệp mới, iPhonecủa Apple dẫn đầu thị trường bằng việc có hơn 150,000 ứng dụng so với chỉ 20,000 cho Android của Google. Báo cáo này cũng nói rằng với việc tải xuống ứng dụng giá 99 xu, Taputous, một công ti với 20 người làm trò chơi và phần mềm xã hội cho iPhone, bây giờ làm ra $1 triệu đô la mỗi tháng trong mười tháng qua. Tất nhiên, không phải mọi công ti đều có thể thành công mức đó, nhưng phần lớn cũng làm khá tốt với iPhone, theo báo cáo này.

Ngày nay, khi ngày càng nhiều người dùng thiết bị di động hơn laptop và PC, xu hướng này sẽ tiếp tục. Bạn tôi viết tin tức cho website đại học nhưng anh ấy đưa thêm vài đầu gắn để sinh viên có thể đọc nó từ điện thoại di động của họ. Anh ấy bảo tôi rằng anh ấy có trên mười nghìn người tải xuống blog kĩ thuật mới của anh ấy mỗi tuần. Ngày nay, khi nhiều thiết bị di động càng tốt hơn, bạn không cần tối ưu website của mình cho di động, vì trình duyệt di động làm việc tốt với website thông thường. Tất nhiên, nếu bạn muốn website của mình tốt hơn cho người dùng di động, bạn vẫn cần nội dung chuyên biệt cho chúng.

Ngày nay cả Apple và Google đều có kho riêng của họ để bán các ứng dụng di động. Google đi xa hơn bằng việc cho phép mọi người viết bất kì ứng dụng nào họ muốn cho Android, và tải nó lên kho ứng dụng mà không cần trọng tài hay hợp đồng bên thứ ba nào. Apple, mặt khác, có chính sách phê chuẩn. Steve Jobs muốn có quyết định trọng tài để loại bỏ các ứng dụng khiêu dâm hay ứng dụng với nội dung xấu cho iPhone. Điều này có thể làm cho một số người phát triển KHÔNG thích lắm bởi vì họ không thích bị kiểm duyệt nhưng Apple muốn điện thoại “xu hướng gia đình” cho mọi người. Với thị phần mạnh thế và làm nhiều tiền cho người phát triển, những người khác sẽ thích thú làm điều Steve Jobs yêu cầu họ.

Cạnh tranh tiếp có thể là điện thoại của Microsoft. Với bản di động của Windows 7, sẽ có nhiều cạnh tranh hơn trong thị trường điện thoại di động vì thế của Microsoft gắn nối điện thoại với các dịch vụ như Xbox Live, điều sẽ cho phép mọi người chơi trò chơi video trên thiết bị di động. Vì Microsoft vẫn làm việc trên điện thoại di động mới để đưa ra sớm, điều đó đặt Microsoft ở sau đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với nhiều người phát triển phần mềm đây là cơ hội để tham gia vào thị trường mới, cơ hội mới khi bạn chọn iPhone, Android, hay Microsoft, ứng dụng di động có thể mở ra cơ hội mới cho nhiều người trong các bạn. Ai biết liệu bạn có thể là Tapulous tiếp? Ai biết rằng bạn có thể là Bill Gates tiếp cho điện thoại di động?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com