Thói quen đọc sách
Nếu có một điều mà mọi sinh viên đại học phải học nhanh chóng thì đó là phát triển thói quen đọc tốt. Có nhiều tài liệu cần đọc trong đại học, đặc biệt trong các môn chuyên sâu (Chương trình năm thứ ba và năm thứ tư và bằng cấp cao hơn như thạc sĩ và tiến sĩ). Không có thói quen đọc tốt, họ dễ dàng tụt lại sau và có thể không đạt tới mục đích của họ.
Khi một sinh viên tụt lại sau trong lớp và không thể theo kịp, tôi bao giờ cũng ngờ rằng sinh viên đó không có thói quen đọc tốt. Ở trường dùng phương pháp “học tích cực”, sinh viên bao giờ cũng phải đọc bài được phân công trước khi tới lớp. Nếu họ không đọc, họ thường bị tụt lại sau.
Khi bạn đọc trước lúc lên lớp, bạn hiểu cấu trúc của bài giảng và có khả năng nhận diện những điểm then chốt là gì mà bạn cần biết và hội tụ và chúng. Đến lúc bạn tới lớp, bạn đã sẵn sàng học nhiều hơn bằng việc chú ý trong bài giảng và hỏi các câu hỏi về cái gì đó mà bạn không hiểu. Trong cách học tích cực, thảo luận, trả lời câu hỏi là phần then chốt của quá trình học. Tất nhiên, dễ dàng tham gia khi bạn biết cái gì đó hay có một số ý kiến. Điều đó cho phép bạn hỏi những câu hỏi hay và học nhiều hơn là chỉ nghe thụ động.
Tài liệu kĩ thuật (đặc biệt toán học, khoa học, công nghệ) là không dễ đọc. Không may sinh viên không biết sự khác biệt này và thường cố đọc bài đọc được phân công cứ dường như nó là tiểu thuyết và đọc một mạch từ đầu đến cuối và thấy khó hiểu. Về căn bản, việc đọc kĩ thuật yêu cầu phương pháp khác.
Mọi tài liệu kĩ thuật thường có phần giới thiệu hay một đoạn giới thiệu ngắn ở chỗ bắt đầu. Đây là thông tin bản chất điều cho phép bạn nắm được mục tiêu của tác giả và cấu trúc của tài liệu. Nó cung cấp một tổng quan và thông tin bối cảnh. Bạn trước hết phải đọc phần giới thiệu vài lần để thực sự hiểu mục tiêu của tác giả trước khi đi vào chi tiết hơn. Lời giới thiệu là bản lộ trình mà tác giả giải thích các ý tưởng và việc tổ chức toàn bộ tài liệu.
Việc đọc tài liệu kĩ thuật thường yêu cầu đọc vài lần, không chỉ một lần. Tôi thường khuyên sinh viên đọc nhanh qua tài liệu để hiểu cấu trúc. Ở lần đọc thứ hai, bạn tập trung nhiều hơn và các khái niệm bằng việc lấy ghi chép ngắn khi bạn đọc để tóm tắt điều bạn biết. Sau khi đọc, kiểm lại ghi chép của bạn để nhận diện luồng thông tin để xem liệu bạn có hiểu rõ tài liệu không. Sau khi đọc ghi chép, nhanh chóng đọc lại tài liệu lần thứ ba để chắc rằng bạn bao quát tất cả tài liệu. Bạn phải nghĩ về điều bạn đã đọc, và nếu cần bổ sung thêm các ghi chép dựa trên hiểu biết của bạn. Mục đích của bạn là để có các ghi chép chính xác, thâu tóm việc đọc để cho bạn sẵn sàng tới lớp và học thêm. Khi bạn nghe thầy giáo giải thích tài liệu, bạn có thể bổ sung thêm các ghi chép hay đánh dấu khu vực quan trọng trong ghi chép để cho bạn có thể ôn lại chúng về sau. Bằng việc tuân theo thói quen đọc tốt và đọc tài liệu trước khi lên lớp, bạn có nhiều cơ hội tốt hơn để hiểu tài liệu vì các ghi chép của bạn sẽ cho phép bạn nhanh chóng ôn lại tài liệu trước khi thi.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Phương pháp học tập ở đại học
- Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com