SCRUM/2

< SCRUM

SCRUM/2

Agile là qui trình phát triển phần mềm “hướng theo tổ” được thiết kế cho dự án nhỏ nơi yêu cầu không ổn định và liên tục thay đổi. Để làm công việc mau lẹ, sự tham gia của khách hàng được yêu cầu và tổ sẽ hội tụ vào các hoạt động chứ không chỉ kết quả bởi vì hoạt động chất lượng sẽ tạo ra kết quả chất lượng. Chương trình khoa học máy tính truyền thống nhấn mạnh vào cái ra hay kết quả (sản phẩm) nhưng không nhấn mạnh mấy tới hoạt động (qui trình) tạo ra kết quả. Trong lớp, sinh viên tập trung hầu hết vào kết quả đúng nhưng không được dạy về qui trình phát triển phần mềm. Đây là một trong các vấn đề của đào tạo ngôn ngữ lập trình nơi sinh viên có thể làm bất kì cái gì họ muốn chừng nào họ còn đi tới câu trả lời đúng. Tương phản lại, đào tạo kĩ nghệ phần mềm hội tụ nhiều vào kỉ luật xây dựng phần mềm tương ứng với qui trình đã xác định. Một trong các phương pháp được dạy là phương pháp agile (mau lẹ).

Có vài phương pháp trong agile nhưng phổ biến nhất là “Scrum” một qui trình được xác định để giám sát và kiểm soát các hoạt động phát triển phần mềm. Khía cạnh then chốt của Scrum là vai trò, trách nhiệm và tính đảm nhiệm của mọi người trong tổ như sau:

Người chủ sản phẩm chịu trách nhiệm cho những điều sau:

Xác định tính năng của sản phẩm;

Quyết định về ngày đưa ra và nội dung;

Ưu tiên hoá các tính năng tương ứng với nhu cầu của khách hàng;

Điều chỉnh các tính năng và ưu tiên cứ sau 30 ngày, khi cần; và

Chấp nhận hay bác bỏ kết quả công việc.

Thầy Scrum là người lãnh đạo tổ làm việc chặt chẽ với người chủ sản phẩm. Thầy Scrum:

Đảm bảo rằng tổ hoạt động và có năng suất đầy đủ;

Tạo khả năng cho hợp tác chặt chẽ qua tất cả các vai trò và chức năng;

Che chắn cho tổ khỏi bị can nhiễu bên ngoài; và

Đảm bảo rằng qui trình được tuân theo,

Tổ:

xuyên chéo chức năng, với các thành viên có kinh nghiệm;

lựa chọn mục đích Sprint (đợt chạy nước rút) và xác định kết quả công việc;

có quyền tự tổ chức bên trong biên giới của hướng dẫn để đạt tới mục đích của Sprint;

đề mô kết quả công việc cho người chủ sản phẩm.

Dự án phần mềm Scrum được quản lí bằng việc duy trì đơn hàng chưa làm xong của sản phẩm (danh sách yêu cầu) và các rủi ro. Đơn hàng chưa xong của sản phẩm là phát biểu về công việc mà dự án phải thực hiện. Rủi ro là những điều nhận diện ra trong đơn hàng sản phẩm chưa làm xong mà tổ phải giảm nhẹ. Scrum cho phép tổ dự án xác định khi nào hệ thống là “đủ tốt” để được đưa ra cho khách hàng. Với Scrum, mọi dự án tiến triển qua một chuỗi lặp, thường có chiều dài bốn tuần, có tên là “Sprints - chạy nước rút” (thời hạn ngắn). Ở lúc bắt đầu của từng Sprint - Sprint, cuộc họp lập kế hoạch Sprint được tổ chức trong đó người chủ sản phẩm lập ưu tiên việc tồn dư chưa hoàn thành và tổ lựa ra các nhiệm vụ họ có thể hoàn thành bên trong việc chạy nước rút đó. Những nhiệm vụ này rồi được chuyển từ tồn dư sản phẩm sang Sprint chưa xong. Mỗi ngày cuộc họp hàng ngày có tên là Sprint hàng ngày - Daily Scrum - đều được tổ chức, để nhận diện hoạt động nào đã được hoàn thành và hoạt động nào không phải được hoàn thành vào ngày đó. Loại họp này tạo ra tính thấy được công việc của từng cá nhân để tạo điều kiện cho chia sẻ tri thức, giảm nhiệm vụ trùng lặp, và đảm bảo rằng công việc của họ được hoàn toàn tích hợp. Đến cuối của từng Sprint, tiến hành đề mô chức năng đã hoàn thành tại cuộc họp kiểm điểm chạy nước rút Sprint. Bằng việc có nhiều Sprint, tổ dự án có thể xây dựng phần mềm trong thời hạn ngắn tăng dần với sự linh hoạt và mau lẹ (Agile).

Qui trình Scrum bao gồm bốn hoạt động: Lập kế hoạch Sprint, Scrum hàng ngày, Kiểm điểm Sprint, và Suy ngẫm về Sprint.

1) Lập kế hoạch Sprint

Chuẩn bị cho Sprint bắt đầu khi Người chủ sản phẩm xây dựng kế hoạch sản phẩm. Người chủ sản phẩm phải có viễn kiến về sản phẩm và có khả năng chia nhỏ sản phẩm thành những mảnh nhỏ tương ứng với bản kế hoạch có nhiều lần đưa ra, mỗi lần tập trung vào tính năng nào đó. Người chủ sản phẩm chuẩn bị phần tồn dư sản phẩm, danh sách các tính năng được khách hàng ưu tiên.

Scrum bắt đầu với người chủ sản phẩm kiểm điểm lại viễn kiến, kế hoạch, lịch biểu đưa ra, và tồn dư sản phẩm cùng tổ. Tổ kiểm điểm lại các ước lượng về tính năng theo các phần tồn dư sản phẩm và quyết định bao nhiêu công việc nó có thể nhận trong việc chạy nước rút dựa trên kích cỡ tổ, giờ sẵn có, và mức độ tri thức chuyên gia của tổ. Tổ kéo các khoản mục từ tồn dư sản phẩm mà họ có thể làm trong phạm vi nước rút ba mươi ngày vào trong tồn dư chưa thực hiện của Sprint này rồi thầy Scrum lãnh đạo tổ trong phiên lập kế hoạch để chia các tính năng này thành các nhiệm vụ nước rút. Đây là những hoạt động phát triển đặc biệt được yêu cầu để thực hiện một tính năng cho sprint.

2) Scrum hàng ngày

Một khi lập kế hoạch được hoàn tất, Sprint bắt đầu vòng lặp của nó. Từng ngày thầy Scrum lãnh đạo tổ trong cuộc họp Scrum hàng ngày. Scrum hàng ngày là cuộc họp ngắn được thiết kế để làm sáng tỏ trạng thái của Scrum. Từng thành viên tổ trả lời cho ba câu hỏi: 1) Bạn đã làm gì kể từ cuộc họp Scrum trước? 2) Bạn lập kế hoạch làm gì hôm nay? 3) Có chướng ngại nào ngăn cản bạn thực hiện công việc bạn lên kế hoạch làm hôm nay không? Mục đích là để có được trạng thái của dự án, khám phá ra vấn đề mới, đề cập tới nhu cầu cá nhân của thành viên tổ, và điều chỉnh kế hoạch theo thời gian thực theo nhu cầu của ngày.

3) Suy ngẫm về Sprint

Cuộc họp này được tổ tham dự cùng thầy Scrum, và người chủ sản phẩm. Cuộc họp này bắt đầu với tất cả các thành viên tổ đều trả lời cho hai câu hỏi: 1) Cái gì diễn ra tốt trong kì chạy nước rút vừa rồi? 2) Cái gì có thể được cải tiến trong việc chạy nước rút vừa rồi? Thầy Scrum làm tài liệu về câu trả lời của tổ dưới dạng tóm tắt, và tổ ưu tiên hoá thứ tự nó muốn nói tới về cải tiến tiềm năng. Thầy Scrum tạo điều kiện thuận tiện cho việc tìm kiếm của tổ để cải tiến các cơ hội cho các qui trình Scrum, nhận diện hành động có thể được bổ sung cho việc chạy nước rút tiếp để cải tiến.

4) Họp kiểm điểm sprint

Họp kiểm điểm được tổ chức ở cuối sprint. Phần đầu là đề mô cho người chủ sản phẩm về mã đã được phát triển trong kì chạy nước rút. Người chủ sản phẩm cũng mời khách hàng tới dự và xác định tính năng nào trên đơn hàng chưa thực hiện của sản phẩm đã được hoàn thành trong Sprint này. Khách hàng, người chủ sản phẩm, thầy Scrum cũng thảo luận về cách đặt ưu tiên lại cho tồn dư chưa được thực hiện của sản phẩm cho lần chạy nước rút tiếp. Thế rồi mục đích cho sprint tiếp được xác định và thảo luận về cách tổ sẽ làm việc cùng nhau trong sprint tiếp. Sau cuộc họp kiểm điểm này, qui trình lại bắt đầu với việc chạy nước rút khác cho tới khi tất cả các tính năng đã được thực hiện để hoàn thành sản phẩm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem