Phân loại hiện tượng tâm lý

Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:

1. Phân loại theo thời gian tồn tại

Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: Các quá trình tâm lý; Các trạng thái tâm lý; Các thuộc tính tâm lý.

  • Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt thành 3 quá trình tâm lý:
    • Các quá trình Nhận thức, gồm Cảm giác, Tri giác, Trí nhớ, Tưởng tượng, Tư duy.
    • Các quá trình Cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ,...
    • Quá trình hành động ý chí.
Xem chi tiết: Các quá trình tâm lý
  • Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thòi gian tương đối dài, việc mỏ đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng.
Xem chi tiết: Các trạng thái tâm lý
  • Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: Xu hướng, Tính cách, Khí chấtnăng lực.
Xem chi tiết: Các thuộc tính tâm lý

Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý bằng sơ đồ sau:

Tv.thapsang.vn-Moi-quan-he-giua-cac-hien-tuong-tam-ly.png

2. Phân loại theo ý thức

Có thê phân biệt hiện tượng tâm lý thành:

  • Các hiện tượng tâm lý có ý thức.
  • Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.

Chúng ta có nhiều nhặn biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức. Một số tác già nưóc ngoài còn chia ý thức thành hai mức: "vô thức" là những lĩnh vực nằm ngoài ý thức, "khó lọt vào" lĩnh vực ý thức (một số bàn nàng vô thức, một số hành động la lời, la chân tay, ngủ mơ, mộng du...) và mức độ "tiềm thức" là những hiện tượng bình thường nằm sâu trong ý thức, thình thoảng trong những hoàn cành nhất định có thể được ý thức "chiếu rọi" tới.

3. Phân loại theo cách thể hiện

Người ta còn phán biệt hiện tượng tâm lý thành:

  • Hiện tượng tâm lý sống động: thể hiện trong hành vi hoạt động.
  • Hiện tượng tâm lý tiềm tàng: tích đọng trong sản phẩm cùa hoạt động.

4. Phân loại theo tính xã hội

Có thê phán biệt hiện tượng tám lý cùa cá nhân với hiện tượng tâm lý xả hội (phong tục, tập quán, định hình xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, "mốt"...).

Như vậy thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hóa cho nhau.

Nguồn

  • Giáo trình Tâm lý học đại cương; GT-TS Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) - TS. Nguyễn Văn Lũy - TS. Đinh Văn Vang

Có thể bạn muốn xem