Năng lực

Năng lực là gì?

- Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt.

- Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà nó là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân.

- Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết qủa của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy.

- Năng lực là sản phẩm của lịch sử. Sự phân công và chuyên môn hóa lao động đã dẫn đến sự phân hóa và chuyên môn hóa năng lực người. Mặt khác mỗi khi nền vãn minh nhân loại dành được những thành tựu mói thì lại xuất hiện ở con người những năng lực mới và những năng lực đã có trước đây bây giờ chứa đựng một nội dung mới.

Xem chi tiết: Năng lực là gì?

Các mức độ năng lực

Dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm hoạt động người ta phân biệt 3 mức độ phát triển của năng lực: năng lực, tài năng, thiên tài.

Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người biểu thị khả năng hoàn thành có kết qủa một hoạt động nào đó (tốc độ và chất lượng hoạt động ở mức trung bình, nhiều người có thể đạt tới).

Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.

Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất trong hoạt động của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.

Xem chi tiết: Các mức độ năng lực

Phân loại năng lực

- Năng lực có thể chia làm hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt.

- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Ví dụ như năng lực học tập, năng lực giao tiếp ... là điều kiện cần thiết giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.

- Năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn) là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện cho hoạt động này đạt kết qủa tốt. Chẳng hạn như năng lực toán học, năng lực thơ văn, năng lực hội hoa, năng lực âm nhạc, năng lực sư phạm.

- Hai loại năng lực chung và năng lực chuyên biệt luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Xem chi tiết: Phân loại năng lực

Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Năng lực và tư chất

Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của bộ não, cùa hệ thần kinh, của cơ quan phân tích, cơ quan vân động tạo ra sự khác biệt giữa con người với nhau.

Tư chất là cơ sở vật chất của sự phát triển năng lực. Tư chất có ảnh hường tới tốc độ, chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực.

Tuy vậy không thể suy ra trực tiếp rằng năng lực khác nhau là do tư chất khác nhau quyết định. Các đặc điểm bẩm sinh, đi truyền có được bảo tồn và thể hiện ờ thế hệ sau hay không và thể hiện ờ mức độ nào, điều đó hoàn toàn do hoàn cảnh sống quyết định. Như vậy tư chất là một trong những điều kiện hình thành nàng lực, nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của năng lực. Trên cơ sở của tư chất nào đó, có thể hình thành những năng lực rất khác nhau. Ví dụ, cùng thuộc kiểu thần kinh yêu, người này hình thành năng lực kỹ thuật, nguôi kia lai hình thành năng lưc văn hoe... Có thể kết luân rằng: dựa trên điều kiện xuất phát là tư chất, sự hình thành năng lực là quá trình hoạt động tích cực của cá nhân trong những điều kiện xã hội thuận lợi.

Năng lực và thiên hướng

Khuynh hướng của cá nhân đối với một hoạt động nào đó được gọi là thiên hướng.

Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển với nhau. Thiên hướng mãnh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của những năng lực đang hình thành.

Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Tri thức, Kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ mật thiết với năng lực nhưng không đồng nhất với năng lực. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực ấy. Không thể có những năng lực toán nếu không có tri thức toán... Ngược lại, năng lực góp phần làm cho việc tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng vối lĩnh vực của năng lực đó được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Như vậy, giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có sự thống nhất biện chứng. Một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đấy có nghĩa là người ấy đã có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định của lĩnh vực này. Nhưng khi có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thuộc một lĩnh vực nào đó không nhất thiết là sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó. Hình thành năng lực là một quá trình phức tạp, bao gồm trong nó quá trình tiếp thu tri thức. Bản thân quá trình hình thành năng lực là một thành tố của quá trình mang tính chất chinh thể và trọn vẹn nhưng rất phức tạp của sự phát triển nhân cách trong hoạt động và bằng hoạt động.

Xem chi tiết: Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Nguồn

  • Giáo trình Tâm lý học đại cương; GT-TS Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) - TS. Nguyễn Văn Lũy - TS. Đinh Văn Vang