Nghề nghiệp trong Quản lí hệ thông tin
Một người mẹ viết cho tôi: “Tôi muốn con gái tôi học về quản trị kinh doanh nhưng nó muốn học về quản lí hệ thông tin (ISM). Tôi không biết nó có thể làm gì với bằng cấp này? Ai thuê những người tốt nghiệp với bằng cấp này? Và cảnh quan nghề nghiệp là gì? Xin thầy giúp cho.”
Đáp: Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) được dùng trong gần như mọi công ti và điều quan trọng là chúng làm việc hiệu quả, tin cậy và an ninh. Để đạt tới điều đó, các hệ thống này phải được quản lí bởi những người quản lí CNTT có kĩ năng cao, người biết cách thực hiện và quản lí công nghệ cho công ti. Quản lí hệ thông tin (ISM) là lĩnh vực phát triển những người quản lí có kĩ năng này. Trong chương trình này, sinh viên học cách lập kế hoạch, phối hợp, và chỉ đạo mọi hoạt động liên quan tới CNTT để chắc rằng chúng đáp ứng cho các mục tiêu kinh doanh của công ti. Sinh viên cũng học cách cộng tác với những người quản lí các đơn vị nghiệp vụ khác để xác định nhu cầu của từng nhóm bên trong công ti rồi thực hiện công nghệ đáp ứng cho những nhu cầu đó. Về căn bản, người quản lí CNTT giám sát mọi khía cạnh kĩ thuật bên trong công ti, từ phát triển phần mềm và chuyển giao dịch vụ CNTT tới vận hành mạng và an ninh.
Người quản lí hệ thông tin cũng quản lí công việc của các công nhân CNTT khác như kĩ sư phần mềm; người phát triển phần mềm, người lập trình, người phân tích hệ thống và chuyên viên hỗ trợ CNTT (như thao tác viên, an ninh, quản trị cơ sở dữ liệu v.v.). Họ phối hợp các hoạt động như thiết lập và nâng cấp phần cứng và phần mềm, quản lí dự án và thiết kế hệ thống, thực hiện mạng máy tính v.v. Họ phân tích nhu cầu thông tin của công ti từ cảnh quan vận hành và chiến lược và xác định nhân sự cần thiết và các yêu cầu trang thiết bị. Họ kiểm điểm công nghệ mới nhất để đảm bảo cho công nghệ của công ti vẫn còn có tính cạnh tranh và hiện thời.
Phần lớn người tốt nghiệp Quản lí hệ thông tin bắt đầu như người quản lí dự án CNTT, người phát triển các yêu cầu dự án, ngân sách và lịch biểu cho dự án CNTT. Họ phối hợp các dự án như thế từ việc phát triển tới thực hiện, làm việc với các công nhân CNTT, cũng như với khách hàng, người dùng, nhà cung cấp và người tư vấn. Một trong những thành công then chốt của nghề này là họ phát triển thái độ học cả đời để giữ cho tri thức của họ cập nhật với mọi công nghệ tiến bộ, để cho họ có thể hiểu và hướng dẫn công việc của các công nhân của họ cũng như giải thích công việc cho quản lí cấp cao và khách hàng.
Chức vụ quản lí hệ thông tin yêu cầu miền rộng các kĩ năng như kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng ngoại ngữ, và kĩ năng mềm. Họ cần cả tri thức trong phần mềm hay công nghệ chuyên môn được dùng trong công ti và tri thức về nghiệp vụ công ti. Với toàn cầu hoá, nhiều công ti đang bành trướng kinh doanh của họ ra hải ngoại hay dùng thương mại điện tử để làm kinh doanh toàn cầu và người quản lí CNTT phải sẵn sàng làm kinh doanh với các công ti nước ngoài, đi gặp khách hàng, nhà cung cấp ở các nước khác cho nên kĩ năng ngoại ngữ là yêu cầu then chốt. Người quản lí hệ thông tin cũng phải có kĩ năng mềm tốt như trao đổi, trình bày, và lãnh đạo bởi vì chúng được cần để tương tác với những người khác bên trong và bên ngoài công ti của họ.
Bằng cử nhân trong Quản lí hệ thông tin (ISM) là yêu cầu tối thiểu cho vị trí quản lí CNTT. Một số công ti thậm chí còn ưa thích bằng cấp của người tốt nghiệp như MBA trong công nghệ thông tin. Bằng này khác với MBA truyền thống ở chỗ có nhấn mạnh nhiều vào công nghệ thông tin bên cạnh giáo trình kinh doanh chuẩn. Ngày nay bằng cấp mới này đang trở thành phổ biến trong các sinh viên đại học bởi vì có nhiều việc làm mở ra cho kĩ năng này và nhiều người quản lí hệ thông tin đang ra những quyết định công nghệ quan trọng cũng như các quyết định kinh doanh cho công ti của họ.
Về căn bản trong các nghề CNTT, người quản lí hệ thông tin thường đi lên các vị trí quan trọng vì công nghệ đang trở thành yếu tố chiến lược then chốt. Phần lớn những giám đốc công nghệ (CTO) và giám đốc thông tin (CIO) thường xuất thân từ ngạch quản lí hệ thông tin. Ở các vị trí này, họ đánh giá các công nghệ mới nhất và xác định cách những công nghệ này có thể giúp cho công ti. Khi các công cụ mới hay nền mới đã được lựa chọn, họ xác định chiến lược thực hiện, bao gồm phân tích chi phí-ích lợi và thu hồi theo đầu tư, và trình bày những chiến lược đó cho quản lí cấp cao, như giám đốc điều hành (CEO) hay chủ tịch công ti.
Theo Sở thống kê lao động Mĩ, việc sử dụng những người quản lí hệ thông tin được mong đợi tăng trưởng 27 phần trăm trong thập kỉ 2012-22, nhanh hơn hầu hết các nghề. Vì các ứng dụng mới của công nghệ sẽ tiếp tục dẫn lái nhu cầu về nhiều công nhân CNTT, nhu cầu về nhiều người quản lí CNTT cũng đang tăng lên. Để vẫn còn cạnh tranh trong thế giới toàn cầu hoá này, nhiều công ti đang thực hiện các hệ thông tin phức tạp, các mạng và website phức tạp. Họ sẽ cần có người quản lí CNTT có kĩ năng cao để quản lí các hệ thống này. Do đó viễn cảnh về người tốt nghiệp quản lí hệ thông tin sẽ là cực kì tốt. Người tốt nghiệp CNTT có tri thức kĩ thuật được chuyên môn hoá, kĩ năng mềm mạnh, kĩ năng ngoại ngữ tốt và kĩ năng doanh nghiệp sẽ có viễn cảnh tốt nhất và lương cao hơn những người khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Quản lí hệ thông tin
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
- Wiki hóa: https://kipkis.com