Người quản lí dự án công nghệ thông tin

Theo báo cáo công nghiệp, năm ngoái mọi công ti đều có ít nhất một thất bại dự án công nghệ thông tin (CNTT). Lí do cho thất bại được nêu là những dự án này KHÔNG được quản lí bởi người quản lí dự án có kĩ năng. Khi nhiều doanh nghiệp đang dùng CNTT để thu lấy ưu thế cạnh tranh, họ thuê nhiều công nhân CNTT. Họ càng thuê nhiều công nhân CNTT, họ càng cần nhiều người quản lí dự án CNTT, nhưng có thiếu hụt những người có kĩ năng này cho nên một số công ti đang thuê những người quản lí kinh doanh không có kĩ năng CNTT để quản lí các dự án và đó là lí do tại sao họ gặp phải nhiều thất bại.

Một nhà phân tích công nghiệp giải thích: “Quản lí dự án phần mềm là một kĩ năng quan trọng nhưng phần lớn các đại học không dạy điều đó. Những người hàn lâm không có kinh nghiệm để dạy và làm lớp thực hành cho sinh viên. Bạn không thể học quản lí dự án phần mềm từ sách vở vì nó yêu cầu thực hành và kinh nghiệm. Nhiều doanh nghiệp thuê người kinh doanh để quản lí các dự án phần mềm điều là một sai lầm; nếu họ không có kinh nghiệm trong phát triển phần mềm và đào tạo đúng, họ không thể làm được điều đó. Đó là lí do tại sao nhiều dự án CNTT thất bại.”

Một người chủ công ti thêm: “Thiếu hụt người quản lí dự án CNTT có kĩ năng chỉ là một lí do; lí do khác là công nghệ đang thay đổi nhanh thế ngay cả người quản lí CNTT có kĩ năng cũng có thể không có khả năng bắt kịp. Trong quá khứ, hệ thông tin chủ yếu là phần cứng, hệ điều hành, ứng dụng phần mềm và mạng nhưng ngày nay hệ thống cũng còn bao gồm đủ mọi loại ứng dụng cho di động, dữ liệu lớn, tính toán mây v.v. Khi các doanh nghiệp chuyển sang chấp nhận các công nghệ mới này, số dự án cho các khu vực này tăng lên. Không có người quản lí dự án CNTT có kĩ năng người được đào tạo trong các công nghệ này, dự án sẽ thất bại.”

Việc dịch chuyển sang công nghệ mới đặt ra gánh nặng lên nhóm CNTT và Giám đốc thông tin (CIO) phải tìm được những người quản lí dự án CNTT được đào tạo tốt. Khi vai trò của người quản lí dự án mở rộng ra, họ được mong đợi nhận thêm trách nhiệm bên ngoài phạm vi nền tảng của quản lí dự án. Mặc dầu điều nền tảng vẫn là lập kế hoạch, quản lí và giám sát nhưng bây giờ nó cũng bao gồm cả trao đổi qua nhiều nhóm, động viên các tổ và đảm bảo dự án đạt tới giá trị doanh nghiệp cho công ti. Ngày nay CNTT không còn là chức năng hỗ trợ nữa mà là yếu tố chiến lược xác định sự thành công hay thất bại của toàn thể công ti. Từng người quản lí dự án CNTT cũng phải là một người doanh nghiệp thông minh, người có thể nhận diện cơ hội doanh nghiệp để làm tăng năng suất, giảm phế thải, cải tiến hiệu năng và lợi nhuận của công ti cũng như làm tăng tính cạnh tranh của công ti trong thời đại thông tin này.

Một giải pháp được đề nghị là cải tiến đào tạo ở mức đại học cho các sinh viên có cả kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp để quản lí dự án CNTT. Trong môi trường làm việc thay đổi nhanh, người quản lí hệ thông tin đóng vai trò sống còn trong thực hiện công nghệ cho công ti. Họ phải lập kế hoạch, điều phối, và chỉ đạo mọi hoạt động CNTT trong cộng tác với những người quản lí doanh nghiệp khác. Họ phải xác định mục đích doanh nghiệp của từng dự án CNTT và rồi thực hiện công nghệ để đáp ứng các mục đích đó. Họ phải xây dựng yêu cầu, ngân sách và lịch biểu cho những dự án này và quản lí chúng qua việc thực hiện, làm việc với các công nhân CNTT, cũng như với khách hàng, nhà cung cấp và nhà tư vấn. Vì trách nhiệm của họ tăng lên, lương và nhu cầu về họ cũng tăng lên.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lí hệ thông tin
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com