Mất nhân viên then chốt

Trong một blog trước, tôi đã nói rằng trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu này, nếu công ty phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải nhân viên thì có thể họ sẽ mất những nhân viên then chốt có tri thức và kĩ năng quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện. Tôi đã nhận được một số đáp ứng từ những người quản lí cấp cao, họ bảo tôi rằng họ không đồng ý với phát biểu của tôi bởi vì chi phí giữ người có thể là gánh nặng tài chính lớn cho nên để mọi người ra đi là giải pháp tốt hơn. Một số nhà quản lí bảo tôi rằng "Nhân viên là thứ bỏ đi được và có thể thuê họ bất kì lúc nào kinh tế cải thiện."

Tất nhiên, họ có ý kiến của họ và tôi có ý kiến của tôi. Quan điểm của tôi dựa trên kinh nghiệm nhiều năm làm người quản lí và làm người nghiên cứu về công nghiệp phần mềm. Để tôi chia sẻ với các bạn một số sự kiện bởi vì có bài học cần rút ra.

Trong thời khủng hoảng "Dotcom" năm 2001, trên 80% công ty không thể phục hồi được khi thị trường cải thiện bởi vì người then chốt của họ đã rời bỏ sang công ty khác. Điều này thực tế là kết quả của chiến lược nổi bật dùng khủng hoảng làm cơ hội vàng để "đánh cắp" người then chốt từ đối thủ cạnh tranh. Trong thời kì đó, cả Microsoft và IBM đều thuê nhiều người của Sun, Motorola, và các đối thủ cạnh tranh khác và củng cố vị thế của họ. Về căn bản, các công ty được quản lí tốt bao giờ cũng duy trì cạnh tranh của mình bằng việc dùng cơ hội để thúc bẩy ưu thế của họ. Khi mọi sự chậm lại, họ tập trung vào việc huấn luyện lại người của họ để cho họ có thể cải thiện hiệu năng bằng việc có những kĩ năng và tri thức hiện thời nhất, dành cơ hội tốt hơn khi mọi thứ cải thiện lên. Những hoạt động này không chỉ quan trọng để duy trì tinh thần nhân viên mà chúng cũng cho mọi người những kĩ năng cần thiết để làm việc hiệu quả vì ưu thế công ty.

Trong khủng hoảng "Dotcom" năm 2001, IBM liên tục cung cấp việc đào tạo thêm cho người của mình để giữ họ được đồng hành với tiến bộ công nghệ. Để giảm chi phí IBM thay thế các giáo viên ngoài từ các đại học họ đã thuê để dạy bằng người quản lí cấp cao của công ty. Cách tiếp cận nổi bật này không chỉ giảm chi phí huấn luyện mà còn đưa những người lãnh đạo cấp cao tham gia gần gũi hơn với người của họ và cải tiến tinh thần của nhân viên, điều ảnh hưởng tới hiệu năng của công ty. Khi kinh tế cải thiện, IBM tiếp tục vẫn còn trong những công ty hàng đầu khi nhiều đối thủ cạnh tranh tụt xuống mức thấp hơn nhiều.

Trong thời khủng hoảng Dot.com, Cisco Systems hội tụ nỗ lực của nó vào việc thiết kế lại sản phẩm của mình và củng cố việc chế tạo của mình trong nhiều sản phẩm được cải tiến về sau. Chiến lược này giữ cho công ty ở mức trên đỉnh khi nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty mất kinh doanh hay trở nên yếu với cùng sản phẩm và không thể cạnh tranh được với sản phẩm mới của Cisco. Ngày nay chiến lược của Cisco hội tụ vào thiết kế lại sản phẩm và duy trì công nhân được dạy ở nhiều trường kinh doanh theo chương trình MBA được xem như mô hình then chốt để duy trì tính cạnh tranh.

Là một giáo sư dạy cả các chương trình MIS và MBA, tôi bao giờ cũng báo trước cho các công ty rằng trước khi để mọi người ra đi, họ nên dành thời gian nhận diện các nhân viên then chốt và làm rõ ràng với họ về tầm quan trọng của việc giữ những người này ở lại. Các công ty có quyền lãnh đạo mạnh sẽ ra quyết định đúng về người của họ còn các công ty coi "người là thứ có thể bỏ đi được" sẽ không tồn tại lâu trong thị trường cạnh tranh cao này. Ngày nay trong xã hội tri thức này, kĩ năng là quan trọng thế bởi vì phải mất thời gian xây dựng kĩ năng cần cho doanh nghiệp.

Người quản lí giỏi biết kĩ năng nào sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày nay và kĩ năng nào sẽ đem tới giá trị mới trong tương lai cho nên họ có thể hành động tương ứng. Chẳng hạn, phần mềm sở hữu riêng ngày nay như Microsoft, Oracle, và SAP có thể là quan trọng nhưng có thể là trong tương lai gần, nguồn mở và "phần mềm như dịch vụ" (SaaS) có thể là phần mềm nhu cầu cao. Người quản lí giỏi bao giờ cũng nhìn vào kiểu kĩ năng nào sẽ cần nhiều năm để thay thế hay phát triển và cẩn thận về quyết định của họ. Chẳng hạn kĩ năng trong lập trình hay kiểm thử có thể bị thay thế tương đối dễ dàng hơn các kĩ năng trong kĩ nghệ phần mềm hay quản lí hệ thống, những kĩ năng yêu cầu tri thức và kinh nghiệm về doanh nghiệp, kinh doanh. Người quản lí cấp cao phải hiểu ưu thế chiến lược then chốt của tri thức và kĩ năng và tối thiểu hoá tác động tiêu cực của việc thải người, cắt giảm chi phí, và nhận diện những người có tài năng cao mà công ty cần duy trì. Công ty tốt hiểu rằng duy trì lực lượng lao động mạnh là tài sản quí giá nhất trong thị trường toàn cầu này, và khó mà duy trì sức mạnh một khi tài sản này đã bị hỏng.

Để tôi cho bạn một ví dụ khi tôi tiến hành nghiên cứu tại Cisco năm 2001. Vào thời đó thị trường đang sụt giảm lớn do cuộc khủng hoảng Dot.com. Cisco tiến lên với chiến lược nổi bật bằng việc tung ra chương trình, thay vì thải người, công ty trả một phần ba lương, cộng thêm phúc lợi cho những nhân viên này, người đồng ý làm việc cho các tổ chức từ thiện. Các bước kiểu thế này giúp cho Cisco giảm chi phí nhưng vẫn bảo vệ Cisco bằng cách làm cho nhân viên cảm thấy yên tâm hơn về cam kết của Cisco với người của mình. Kết quả là đo được: sự thoả mãn của nhân viên vẫn còn cao, và Cisco giữ được vị trí nổi bật trong danh sách "các công ty tốt nhất nên làm việc với" của tạp chí Fortune. Sau cuộc khủng hoảng này, phần lớn các nhân viên đó trở lại vị trí toàn thời và Cisco có khả năng giữ được phần lớn tài sản của mình (tri thức và kĩ năng) không bị động chạm trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty mất người có kĩ năng và không thể phục hồi được.

Tôi hi vọng những bài học này sẽ giúp người quản lí hiểu "những thực hành tốt nhất" trong công nghiệp và tránh phạm phải sai lầm tốn kém. Người có kĩ năng và tri thức là có giá trị cao trong xã hội tri thức này và không bao giờ nên bị đối xử như "thứ bỏ đi được." Các công ty có loại thái độ đó với mọi người sẽ không bao giờ thành công bởi vì họ không biết gì về kinh doanh ngày nay.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com