Lĩnh vực học tập về tính toán
Một người mẹ viết cho tôi: “Tôi muốn con gái tôi học về “máy tính” ở đại học để cho nó có thể có được việc làm tốt khi tốt nghiệp nhưng nó nói có nhiều lĩnh vực học tập về tính toán và nó không biết chọn cái gì. Tôi lúng túng vì tôi nghĩ chỉ có một lĩnh vực “máy tính”. Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Khu vực tính toán được chia thành vài lĩnh vực học tập. Nói chung, phần lớn mọi người đều liên kết “Máy tính” với lĩnh vực học tập “Khoa học máy tính.” Tuy nhiên có các lĩnh vực khác như Kĩ nghệ phần mềm, Quản lí hệ thông tin, và Kĩ nghệ máy tính v.v.
Mục lục
1) Khoa học máy tính (CS)
Lĩnh vực này hội tụ vào cả lí thuyết và giải pháp công nghệ qua kĩ thuật lập trình. Nó phát triển những người tốt nghiệp có thể thiết kế và xây dựng sản phẩm phần mềm. Chương trình này yêu cầu nền tảng toán học tốt và tư duy logic vì nó hội tụ phần lớn và khía cạnh lập trình như cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Sinh viên phải làm chủ ít nhất hai ngôn ngữ lập trình như C++ và Java. Phần lớn người tốt nghiệp CS sẽ làm việc như người lập trình phần mềm, người phát triển phần mềm trong các khu vực như phát triển web, phát triển ứng dụng, thiết kế giao diện, và tính toán di động v.v. Phần lớn những việc làm này yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân và một số hình thức kinh nghiệm. Sinh viên CS phải tận dụng ưu thế của các cơ hội thực tập mùa hè đa dạng và dự án capstone để thu lấy kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp.
2) Kĩ nghệ phần mềm (SE)
Lĩnh vực này hội tụ vào phát triển hệ thống phần mềm tin cậy, hiệu quả và thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Các kĩ sư phần mềm thường làm việc với hệ thống phần mềm lớn giải quyết các ứng dụng có tính an toàn mấu chốt hay hệ thống nhúng. Nó tích hợp lí thuyết về khoa học máy tính với khía cạnh thực hành của kĩ nghệ. Mặc dầu chương trình bằng cấp trong khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm có nhiều môn chung nhưng kĩ nghệ phần mềm hội tụ vào toàn thể vòng đời phát triển phần mềm mà đi bên ngoài việc lập trình để bao hàm các yêu cầu của khách hàng, kiến trúc hệ thống, cũng như thiết kế và kiểm thử phần mềm. Chương trình SE hội tụ vào miền các chủ đề là bản chất trong công nghiệp phần mềm như mô hình hoá và phân tích, kiến trúc, thiết kế, trắc nghiệm và kiểm nghiệm, chất lượng phần mềm, qui trình phần mềm và quản lí phần mềm, v.v. Trong khi cả hai chương trình CS và SE đều yêu cầu sinh viên làm việc trong tổ nhưng chương trình SE có xu hướng đưa sinh viên vào làm việc tổ nhiều hơn với các vai trò và trách nhiệm khác nhau.
3) Quản lí hệ thông tin (ISM)
Lĩnh vực này hội tụ vào quản lí hệ thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp hay tổ chức chính phủ. Nó được kết nối với các qui trình mà công ti phải thực hiện để nâng cao tính hiệu quả. Lĩnh vực này tích hợp tri thức về khoa học máy tính với khía cạnh thực hành doanh nghiệp để dùng công nghệ thông tin tự động hoá các qui trình doanh nghiệp. Người tốt nghiệp ISM học cả các lí thuyết kĩ thuật và doanh nghiệp và áp dụng chúng để giúp cho công ti xác định cách công nghệ thông tin có thể cải tiến hiệu năng doanh nghiệp. Họ xác định thông tin nào công ti cần? Thông tin đó được sinh ra thế nào? Làm sao nó cung cấp cho những người cần nó? Nó có được trình bày cho người quản lí theo cách cho phép họ ra quyết định nhanh chóng không? Công ti có được cấu trúc để có khả năng dùng công nghệ hiệu quả không? Các qui trình doanh nghiệp của công ti có được thiết kế tốt không? Công ti có dùng công nghệ thông tin thích hợp không? Công ti có khả năng thay đổi đủ nhanh chóng theo thay đổi thị trường không? Đây là những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp dựa trên những người ISM để đề cập tới. (Lưu ý: Quản lí hệ thông tin (ISM) có thể được gọi theo các tên khác như Hệ thông tin quản lí (MIS), Hệ thông tin máy tính (CIS), hay Hệ thông tin doanh nghiệp (BIS). Phần lớn những người tốt nghiệp ISM đều làm việc như người quản trị cơ sở dữ liệu, người quản lí hệ thông tin và người quản lí dịch vụ công nghệ v.v.
4) Kĩ nghệ máy tính (CE)
Lĩnh vực này hội tụ vào thiết kế hệ thống phần cứng và phần mềm bao gồm hệ thống truyền thông, máy tính và thiết bị giao diện với người dùng và các thiết bị khác. Một khu vực quan trọng của kĩ nghệ tính toán là phát triển hệ thống nhúng như điện thoại di động, máy nghe nhạc số thức, máy ghi video số thức, hệ thống báo động, máy tia x, và các công cụ giải phẫu laser tất cả đều yêu cầu cả phần cứng và phần mềm nhúng. Kĩ nghệ máy tính được dạy chủ yếu trong trường kĩ nghệ. Lĩnh vực này yêu cầu học tập nhiều về toán học và logic và kĩ nghệ điện tử và điện. Người tốt nghiệp trong chương trình này thường làm việc như kĩ sư máy tính trong các công ti phần cứng hay điện tử để thiết kế chip máy tính, bo mạch, hệ thống máy tính, và trang thiết bị liên quan như bàn phím, modems, và máy in. (Lưu ý: công việc của kĩ sư máy tính rất tương tự như kĩ sư điện tử nhưng chỉ hội tụ vào trang thiết bị phần cứng máy tính.)
Về căn bản, mọi lĩnh vực học tập liên quan tới tính toán đều bao gồm hai kiểu kĩ năng: kĩ năng kĩ thuật (lập trình, giải quyết vấn đề, logic và trừu tượng hoá v.v.) và kĩ năng mềm (trao đổi, trình bày, lắng nghe, làm việc tổ và lãnh đạo v.v.) Sau khi tốt nghiệp, phần lớn mọi người đều đi làm nhưng một số người tiếp tục học bằng thạc sĩ cho các chuyên môn trong khu vực miền nào đó như an ninh, cơ sở dữ liệu và mạng, âm nhạc máy tính, máy tính trong y học hay công nghệ sinh học v.v. Một số người đi học bằng tiến sĩ để tiến hành nghiên cứu trong khu vực miền tính toán. Theo vài khảo cứu, khu vực tính toán được coi là việc làm tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đi trước cả y học, luật và kinh doanh. Nhu cầu về nhà chuyên nghiệp có bằng cấp tính toán được mong đợi tăng trưởng 35% tới 42% trong mười năm tới (2010-2020). Hiện thời có thiếu hụt trầm trọng người tốt nghiệp trong khu vực tính toán trên khắp thế giới, từ Trung Quốc, Ấn Độ tới châu Âu và Mĩ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Khoa học máy tính
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com