Nghề trong khoa học máy tính

Ngày nay Khoa học máy tính có lẽ là một trong những việc làm phát triển nhanh nhất trên thế giới, và người lập trình máy tính, người phát triển phần mềm có nhu cầu rất cao. Với lương trung bình $98,000 một năm (dữ liệu năm 2012), bằng cử nhân trong khoa học máy tính dứt khoát là điều được mong muốn có trong thị trường việc làm này nơi nhiều người tốt nghiệp đại học đang gặp khó khăn trong tìm việc làm.

Khoa học máy tính là một lĩnh vực đa dạng với nhiều tuỳ chọn nghề nghiệp bao gồm người lập trình máy tính, người phát triển phần mềm, kĩ sư phần mềm, chuyên viên an ninh tính toán, người quản trị cơ sở dữ liệu, người quản lí dự án phần mềm, nhà khoa học dữ liệu và nhiều nữa. Khi công nghệ tính toán thay đổi, nhiều nghề mới được tạo ra và nhu cầu về những người này đang được tạo ra mọi năm. Tuy nhiên, có thiếu hụt trầm trọng các công nhân có kĩ năng để lấp vào những vị trí này và đó là lí do tại sao lương của công nhân khoa học máy tính cứ tăng đều trong mọi nước. Với bằng cử nhân trong Khoa học máy tính, bạn có thể làm việc trong các nghề nghiệp này:

Người lập trình máy tính viết, kiểm thử và bảo trì các chương trình phần mềm thực hiện miền rộng các chức năng. Chức năng chính của người lập trình là viết chương trình ứng dụng dựa trên các yêu cầu được người quản lí dự án trao sau khi kĩ sư phần mềm và người phân tích hệ thống thiết kế hệ thống máy tính. Phần lớn người lập trình dùng ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Python, Ruby hay các ngôn ngữ lập trình khác.

Chức năng việc làm chính của kĩ sư phần mềm là giám sát, thiết kế và thực hiện hệ thống máy tính từ quan niệm yêu cầu cho tới bảo trì phần mềm chạy trên hệ thống máy tính. Kĩ sư phần mềm thường có tri thức nhiều về phần mềm và vòng đời hệ thống; hiểu nhu cầu của khách hàng, kiến trúc và thiết kế hệ thống máy tính, cũng như cách tốt nhất để phát triển các ứng dụng phần mềm dùng các phương pháp, công cụ và ngôn ngữ lập trình mới nhất.

Người quản trị cơ sở dữ liệu làm việc với phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu (DBMS) và tìm cách thu thập, tổ chức và lưu giữ dữ liệu. Một số nhiệm vụ được thực hiện bởi người quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm thiết kế cơ sở dữ liệu mới dựa trên nhu cầu của người dùng, tích hợp dữ liệu từ hệ thống cũ hay hệ thống bị lỗi thời vào hệ thống mới, và cập nhật hệ thống hiện có bất kì khi nào cần thiết. Quản trị cơ sở dữ liệu đang trở thành việc làm ngày càng quan trọng khi xét tới khối lượng dữ liệu đang tăng lên được lưu giữ trong mạng máy tính ngày nay.

Khi nhận việc trong lĩnh vực này, phần lớn các công ti đều yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân cho vị trí vào nghề và hai tới năm năm kinh nghiệm cho các vị trí chuyên sâu hơn. Chuyên viên an ninh máy tính, nhà khoa học dữ liệu có thể cần tới bằng thạc sĩ hay thậm chí cao hơn. Thành công then chốt trong lĩnh vực này không phải là chỉ bằng cấp mà còn cả kĩ năng về cách áp dụng tri thức vào giải quyết vấn đề và thái độ học tập cả đời để tiếp tục phát triển nhiều kĩ năng vì công nghệ tính toán thay đổi nhanh chóng. Người càng có nhiều kinh nghiệm, cơ hội càng tốt hơn cho người đó được đề bạt thành công lên các vị trí mức cao hơn.

Vì khoa học máy tính là lĩnh vực tăng trưởng nhanh và mọi công ti đều cần có nhiều công nhân có kĩ năng, phần lớn người tốt nghiệp sẽ có khả năng có được việc làm dễ dàng ngay cả trước khi tốt nghiệp, và giữ việc làm đó trong thời gian lâu. Đây là một trong các khu vực của thị trường việc làm mà sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong mười năm tới. Nếu bạn muốn có việc làm tốt, lương tốt và tương lai tốt, đây có lẽ là chọn lựa tốt nhất cho sinh viên đại học.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Khoa học máy tính
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem