Kĩ thuật học tích cực

Ngày nay, học sinh đại học rất tích cực. Nhiều người thậm chí không thể giữ được chú ý của họ vào một chủ đề quá mười lăm phút. Do đó kiểu dạy không còn phù hợp và nên được tổ hợp với các hoạt động học tập tích cực nào đó. Chẳng hạn, thay vì chỉ đọc bài giảng, giáo viên phải nêu câu hỏi cho học sinh trả lời. Tuy nhiên, nếu giáo viên hỏi một câu hỏi và một học sinh trả lời, học sinh đó có kinh nghiệm học tích cực nhưng giáo viên không biết về những người khác liệu họ có học tích cực hay không?

Nếu giáo viên yêu cầu học sinh làm việc trong tổ để thảo luận một chủ đề hay giải quyết một vấn đề thì giáo viên có thể hỏi câu hỏi cho cả tổ. Trong trường hợp đó rất có thể là nhiều học sinh trong tổ đang suy nghĩ và học tích cực. Và nếu bất kì học sinh nào trong nhóm cũng có thể được gọi lên để trả lời hay giải thích giải pháp của tổ thì nhiều thành viên đang tham gia vào tương tác và học tập của nhóm. Để học sinh tham gia vào công việc tổ là giải pháp tốt hơn trong học tập tích cực.

Học tập xảy ra khi học sinh tham gia tích cực vào tài liệu bài học. Tuy nhiên trong nhiều năm, từ tiểu học tới trung học, học sinh được dạy phải thụ động và tuân theo lãnh đạo của giáo viên nhưng bây giờ họ phải chuyển sang tích cực hơn là điều rất khó. Học sinh sẽ không thành công nếu họ không được chuẩn bị và hiểu tài liệu trước khi các hoạt động này bắt đầu. Giáo viên nên bắt đầu chậm và cho phép học sinh làm quen với phương pháp học mới này.

Một trong những kĩ thuật ưa thích của tôi là dùng các câu hỏi 5W và 1H: Who - Ai, What-Cái gì, Where-Ở đâu, When-Khi nào, Why-Tại sao và How-Thế nào. Bốn câu hỏi W đầu (Who, What, When, Where) sẽ yêu cầu đáp ứng theo sự kiện. Câu hỏi “Why - tại sao” và “How - thế nào” yêu cầu tư duy mức cao hơn nào đó. Mục đích của việc học tích cực không phải chỉ là đánh giá kết quả học mà còn hướng dẫn học sinh trong quá trình học của họ. Tôi thường yêu cầu học sinh giải thích làm sao họ đi tới câu trả lời của họ và thông tin nào họ dùng để xác định liệu nó cung cấp đủ bằng chứng không.

Không phải là kiểu câu hỏi nào mà bạn hỏi mà còn là thời gian và sự sáng tỏ của câu hỏi. Để trả lời, học sinh cần thời gian để nghĩ. Do đó cần cho họ đủ thời gian trước khi yêu cầu học sinh khác đáp ứng. Nếu học sinh không thể trả lời được, giáo viên phải kiểm tra xem liệu vấn đề là có phải về sự sáng tỏ của câu hỏi không. Trong trường hợp đó, giáo viên có thể nói lại câu hỏi hay cố gắng hiểu khía cạnh nào của câu hỏi là khó cho học sinh và tại sao. Nếu câu hỏi là quá khó đối với học sinh do thiếu tri thức trước, điều có thể có ích là hỏi nhiều câu hỏi sự kiện hơn và giúp cho học sinh hướng tới lời giải.

Một kĩ thuật học tích cực khác mà tôi thích là để cho lớp thảo luận, điều sẽ cho phép nhiều trao đổi ý kiến hơn giữa các học sinh. Điều này tương phản với việc để giáo viên cho học sinh phiên hỏi-trả lời. Để khởi đầu thảo luận trên lớp, tôi thường bắt đầu một câu hỏi hay đưa ra một phát biểu mà sẽ yêu cầu đáp ứng nào đó, điều có thể được dùng để xây dựng thảo luận chung thêm giữa các học sinh. Trong thảo luận trên lớp, sẽ có một số học sinh tích cực và một số thụ động. Tôi thường gọi từng học sinh một cách ngẫu nhiên lên lãnh đạo buổi thảo luận. Trong trường hợp đó, mọi học sinh đều phải được tham gia tích cực vào suy nghĩ và học tập. Cho dù một số học sinh có thể không có được câu trả lời đúng nhưng giáo viên cần khuyến khích họ thay vì làm cho họ cảm thấy không thoải mái.

Kĩ thuật học tập tích cực khác mà tôi cũng thích là tạo ra danh sách các chủ đề từ tài liệu của tuần. Từng học sinh phải lựa ra một chủ đề để học ở nhà. Ngày hôm sau, các học sinh được nhóm lại theo chủ đề họ đã lựa để cho họ có thể thảo luận với nhau và có hiểu biết tốt hơn về chủ đề đó. Về sau những học sinh này chịu trách nhiệm qua thảo luận trên lớp để giúp cho học sinh khác trở thành hiểu biết như họ. Bằng việc để cho họ dạy lẫn nhau, tất cả họ đều tham gia vào việc học tích cực.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Có thể bạn muốn xem