Học bằng cách viết ra

Tuần trước, một sinh viên đã hỏi tôi: “Sao thầy cho làm bài kiểm tra viết ra thay vì đa chọn lựa?” Một sinh viên khác nói thêm: “Chắc sẽ dễ dàng cho thầy cho điểm các câu đa chọn lựa hơn là đọc bài viết, thầy có nhiều thời gian hơn dành cho bản thân mình.” Tôi trả lời: “Tôi không bận tâm tốn nhiều thời gian hơn cho chấm bài viết của các bạn vì việc viết sẽ cải tiến việc học của các bạn nhiều hơn là các mục đa chọn lựa. Tôi không thích thấy các bạn đoán mò về đa chọn lựa hay ghi nhớ vài điều chỉ để qua được bài kiểm tra. Tôi muốn các bạn nghĩ và học nhiều hơn.”

Trong đại học, các giáo sư có thể cho nhiều bài kiểm tra tuỳ ý họ. Phần lớn thường có hai bài kiểm tra mỗi học kì, một số có thể có kiểm tra hàng tháng. Tôi thích có bài kiểm tra hàng tuần và thường vào thứ sáu. Có bài kiểm tra vào ngày cuối trong tuần sẽ yêu cầu sinh viên tới lớp vì một số người thường bỏ lớp ngày thứ sáu để có kì nghỉ cuối tuần dài hơn. Bằng việc có bài kiểm tra hàng tuần, tôi có thể giám sát được tiến bộ của sinh viên để chắc chắn rằng mọi người trong họ đều học tương ứng với nhịp của lớp. Bằng việc có bài kiểm tra vào thứ sáu, tôi biết sinh viên đã học tốt thế nào cho nên trong tuần tới, tôi có thể bắt đầu chương mới hay ôn lại bài trước.

Có vài kiểu kiểm tra nhưng nhiều giáo sư ưa thích đa chọn lựa hơn là viết bài. Chấm điểm dễ hơn và nhanh hơn, bởi vì mọi điều họ làm là kiểm số các chọn lựa đúng rồi cho điểm. Tuy nhiên tôi ưa thích viết bài vì tôi muốn sinh viên nghĩ một cách cẩn thận trước khi họ viết ra cái gì đó. Với bài viết, hoặc sinh viên biết về tài liệu hoặc họ không biết. Không có đoán mò hay ghi nhớ. Bằng việc viết ra, sinh viên phải học, phải nghĩ, phải phân tích thay vì ghi nhớ.

Có một khảo cứu về khác biệt giữa các kiểu bài kiểm tra. Nó kết luận rằng bằng việc viết ra tài liệu, sinh viên sẽ học tốt hơn và có khả năng giữ lại thông tin lâu hơn. Khảo cứu này cũng xem xét hai kiểu học khác nhau trong sinh viên đại học nơi họ hoặc nghĩ hoặc viết ra về các chủ đề mà họ vừa mới học. Vài nghìn sinh viên đã tham gia vào khảo cứu này. Tất cả họ đều nghe bài giảng rồi về sau được yêu cầu làm bài kiểm tra đa chọn lựa về nội dung bài giảng. Nhóm thứ nhất được yêu cầu nghĩ về chủ đề trong năm phút. Nhóm thứ hai được yêu cầu viết ra về nó trong năm phút. Sau mười phút nghỉ, cả hai nhóm làm bài kiểm tra đa chọn lựa. Kết quả khác biệt lớn giữa hai nhóm này. Chỉ năm phút viết ra về chủ đề đã tạo ra điểm số cao hơn nhiều cho bài kiểm tra đa chọn lựa so với chỉ dành cùng thời gian đó cho nghĩ về nó. Sau hai tuần, các sinh viên lại được yêu cầu làm lại cùng bài kiểm tra đa chọn lựa. Kết quả khác biệt lớn, nhóm đã viết ra được 92% tốt hơn nhóm chỉ nghĩ về chủ đề. Nghiên cứu này chứng minh rằng một kĩ thuật đơn giản như viết ra cái gì đó có thể tạo ra cải tiến lớn trong hiệu năng của sinh viên.

Dựa trên điều đó, tôi bao giờ cũng động viên sinh viên viết ra trong lớp của tôi. Trong học tích cực, họ nên làm việc đọc trước khi lên lớp về tài liệu môn học (việc học lần thứ nhất). Họ nên in ra bài giảng trên lớp vì tôi bao giờ cũng để bài slide trình bày trực tuyến cho sinh viên truy nhập vào. Trong lớp, khi lắng nghe bài giảng, họ nên ghi ý kiến trực tiếp vào tài liệu. Tất nhiên, những ghi chép này nên dựa trên hiểu biết của họ về bài học bởi vì hầu hết các điểm đều đã có trong tài liệu slide cho nên họ không phải viết ra mọi thứ (lần học thứ hai). Sau lớp, họ nên tới thư viện để ôn lại tài liệu. Lần này, họ có ghi chép trong lớp mà họ đã làm cũng như toàn bộ bài giảng cho nên việc học của họ có thể được hoàn thành (việc học thứ ba). Tôi tin bằng việc học cái gì đó ít nhất ba lần, sinh viên sẽ hiểu tốt hơn, thực hiện tốt hơn, và giữ lại được tài liệu tốt hơn. Lời khuyên của tôi là: “Nếu bạn muốn học cái gì đó, viết nó ra.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Có thể bạn muốn xem