Học bằng đọc

Một giáo sư trẻ viết cho tôi: “Ngày nay sinh viên không muốn đọc. Làm cho họ đọc thật khó. Phần lớn chỉ đọc hời hợt để qua được kiểm tra. Làm sao tôi làm cho họ đọc nhiều hơn được?”

Đáp: Trong nhiều năm tôi cũng phải giải quyết vấn đề này nữa. Lí do sinh viên không muốn đọc là vì họ không có thói quen đọc tốt. Ngày nay phần lớn sinh viên lớn lên với TV, MP3, trò chơi video, và Internet thay vì sách. Họ muốn cái gì đó tương tác, ngắn và nhanh, vì họ không phải kiên nhẫn đọc sách. Trong mọi lớp của tôi, tôi làm rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu rằng việc đọc là điều buộc phải làm. Tôi không tóm tắt điều có trong những bài phải đọc này nhưng ưa thích dùng thời gian trên lớp cho thảo luận. Tất nhiên, sinh viên không tin vào điều đó cho nên tôi bắt đầu tuần đầu tiên với bài kiểm tra dựa trên bài phải đọc. Đây là cú “sốc” và nhiều người lớn tiếng phàn nàn. Bài kiểm tra thứ hai ở tuần tiếp theo cũng như vậy với nhiều tài liệu hơn từ bài phải đọc. Đến lúc đó sinh viên nhận ra thông điệp của tôi và bắt đầu đọc.

Để khuyến khích sinh viên đọc trước khi lên lớp, tôi bắt đầu từng lớp với các câu hỏi từ tài liệu đọc. Tôi hỏi họ về khái niệm then chốt và cách nó liên quan tới mục tiêu học tập chính của môn học. Rồi tôi giải thích cách nó sẽ được dùng về sau trong nghề nghiệp chuyên môn của họ. Khi sinh viên hiểu lí do “tại sao” họ cần biết những tài liệu này và cách chúng làm lợi cho họ, thái độ của họ thay đổi. Chẳng hạn, trong lớp quản lí dự án, tôi bắt đầu với câu hỏi: “Tại sao nhiều dự án thế thất bại?”, “Tại sao khách hàng không hài lòng với phần mềm?” Những câu hỏi này đưa tới thảo luận về nguyên nhân của thất bại dự án và cách cải thiện nó. Từ đó tôi để sinh viên đi tới kết luận riêng của họ về kĩ năng nào họ cần có để là người quản lí dự án giỏi. Từ kết luận của họ, tôi đòi hỏi họ đọc các bài báo mỗi tuần về các kĩ năng đặc biệt trước khi lên lớp để cho họ có thể đến lớp sẵn sàng thảo luận. Bằng việc làm rõ ràng về ích lợi của việc đọc bài và tại sao họ cần nó, sinh viên được khuyến khích đọc.

Tất nhiên, có những sinh viên đọc tài liệu một lần hay đọc lướt qua nó nhanh chóng chỉ để qua kì thi. Tôi nhắc họ rằng tôi sẽ dùng lại các tài liệu từ các tuần đầu cho bài kiểm tra tiếp, nếu họ chỉ đọc lướt qua vài bài đọc, họ sẽ phải đọc lại những tài liệu này lần nữa cho bài kiểm tra tiếp cũng như cho bài kiểm tra kết thúc. Cách tốt nhất để tránh vấn đề này là đọc cẩn thận mọi thứ vài lần cho tới khi họ hiểu rõ nó để cho họ không phải đọc lại chúng trước mỗi lần kiểm tra. Tôi cũng giải thích rằng trong trường trung học việc đọc ngụ ý ghi nhớ, tôi dùng những câu hỏi “đầu mở” trong bài kiểm tra mà sinh viên phải giải thích bằng hiểu biết của họ để giải vấn đề.

Với lớp chuyên sâu ở mức tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành một số bài đọc mà họ tìm trên Internet theo cách riêng của họ. Bắt đầu mỗi lớp, họ dành quãng năm phút để giải thích cho lớp về cách họ đọc tài liệu; chỗ họ tìm thấy nó, và cái gì quan trọng trong việc đọc. Kiểu thảo luận này yêu cầu sinh viên nói với nhau về việc đọc của họ. Những bài đọc này sẽ là mấu chốt cho nghề nghiệp về sau bởi vì nó cho phép họ tìm mối quan tâm riêng của họ thay vì điều giáo sư phân cho họ. Khi môn học tiến triển, các hoạt động phát triển thách thức hơn, thảo luận trở nên hăng hơn khi sinh viên thách thức lẫn nhau về điều họ biết. Đây là điều việc học đúng xảy ra mà không có giáo sư tham gia. Thảo luận của họ sẽ đưa họ tới hình thành kết nối giữa điều họ thích và nghề nghiệp tương lai của họ. Chẳng hạn, nếu họ thích đọc nhiều về viết mã, họ có thể trở thành người phát triển. Nếu họ thích đọc về kiến trúc phần mềm, họ có xu hướng là người thiết kế v.v.

Học bằng đọc là bản chất cho nghề nghiệp của bạn bởi vì nó sẽ xây dựng thói quen học liên tục và sinh viên cần xây dựng thói quen này sớm nhất có thể được. Trong thời đại thông tin này, mọi người đều phải là người học cả đời.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Có thể bạn muốn xem