Có những trẻ em cần sự giúp đỡ đặc biệt
Có những trường hợp cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc nuôi dạy con khi trẻ "gặp khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ", "nghịch ngợm, hiếu động không lúc nào chịu ngồi yên"... Đó có thể là vấn đề riêng của từng trẻ, nhưng cũng có khả năng trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý (LD.ADHD). Đây là chứng bệnh bẩm sinh chứ không phải là do cách nuôi dạy trẻ. Nếu như bạn lo lắng về sự phát triển của trẻ, đừng chịu đựng đau khổ một mình mà hãy chia sẻ với các chuyên gia ở các trung tâm tư vấn địa phương càng sớm càng tốt. Bằng việc phát hiện sớm và tiếp nhận lời khuyên của các chuyên gia và tiến hành các biện pháp hiệu quả, có thể cải thiện được tình hình khó khăn mà trẻ đang mắc phải.
Ngoài ra, chính phủ cũng thiết lập các website cung cấp thông tin giáo dục và địa chỉ tư vấn về vấn đề khuyết tật trong phát triển của trẻ nhằm khai sáng sự hiểu biết cho người dân nói chung và những người làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng. Các cha mẹ Nhật có thể truy cập theo địa chỉ sau:
Trung tâm thông tin giáo dục khuyết tật phát triển (Viện nghiên cứu tổng hợp giáo dục đặc biệt quốc gia Nhật Bản): http://icedd.nise.go.jp
Trung tâm thông tin khuyết tật phát triển (Bộ sức khỏe, lao động và phúc lợi): http://www.rehab.go.jp/ddis/index.html
Hãy thử nghĩ đến khả năng trẻ có khuyết tật về sự phát triển!
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản
- Tác giả: Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản
- Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
- Nhà xuất bản Phụ nữ
- Wiki hóa: https://kipkis.com