"Ngược đãi trẻ em" là gì?

(1) Ngược đãi thân thể (hành vi bạo lực như đấm, đá...).

(2) Ngược đãi tình dục (thực hiện các hành vi dâm ô hoặc bắt trẻ thực hiện các hành vi dâm ô).

(3) Bỏ rơi (lười biếng trong việc giám hộ trẻ).

(4) Ngược đãi tâm lý (các hành động và lời nói làm tổn thương sâu sắc tới trái tim trẻ)(*).

(*) Do sự sửa đổi của luật năm 2006, các hành vi sau cũng được xác định là ngược đãi trẻ em:

  • Làm ngơ trước sự ngược đãi của người sống cùng không phải là cha mẹ (giống như (3) ở trên)
  • Sử dụng bạo lực đối với vợ (hoặc chồng) trước mặt con (giống như (4) ở trên).

Số cuộc tư vấn về ngược đãi trẻ em ở Trung tâm tư vấn trẻ em

So với năm 1990, số vụ trong năm 2008(*) tăng gấp 39 lần (Năm 1990: 1.101 vụ; năm 2008: 42.664 vụ, số liệu của Bộ sức khỏe, lao động và phúc lợi Nhật Bản).

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản
  • Tác giả: Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản
  • Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
  • Nhà xuất bản Phụ nữ
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem