Ích lợi của đào tạo
Khi kinh tế chậm lại, nhiều công ty giảm chi phí bằng việc dừng cung cấp đào tạo và sa thải công nhân. Trong khi giảm chi phí để đảm bảo cho sự sống còn của công ty là quan trọng nhưng giảm đào tạo sẽ làm tăng nguy cơ của công ty. Bằng việc không cung cấp đào tạo cần thiết, công nhân có thể không giữ được kĩ năng của họ được cập nhật khi công ty cần tăng trưởng. Bằng việc giảm số công nhân, công ty đang ép buộc nhiều việc làm lên ít công nhân hơn. Điều gì sẽ xảy ra khi một số người trong họ quyết định rời bỏ công ty? Điều gì sẽ xảy ra nếu các công nhân khác không thể tiếp quản công việc của họ? Trong trường hợp đó công ty sẽ có lỗ hổng lớn mà không ai có thể lấp được. Không có đào tạo đúng, không ai có thể giúp được cho nhau khi được cần. Cho dù công ty thuê người thay thế nhưng công nhân mới phải học cách làm công việc. Không có đào tạo đúng làm sao họ có thể làm việc được vì không ai có thể trợ giúp được họ? Khi họ phạm sai lầm, việc sửa chữa sẽ rất tốn kém.
Từ quan điểm chiến lược, trong thời khó khăn công ty nên mở rộng đào tạo, không giảm bớt nó. Đây là đầu tư then chốt để chuẩn bị cho tương lai khi kinh tế cải thiện. Trong thời khó khăm mọi thứ đều chậm, công nhân có nhiều thời gian hơn để học, đó là lúc tốt nhất cho đào tạo kĩ năng bổ sung. Đây là lúc mà đào tạo công nghệ mới là quan trọng để giữ cho kĩ năng của công nhân được cập nhật. Nhiều đào tạo làm giảm nguy cơ thay đổi công nhân vì nó gửi thông điệp rõ ràng cho công nhân rằng công ty đang có kế hoạch tăng trưởng và đầu tư vào kĩ năng của công nhân. Điều này sẽ giảm lo sợ và không chắc chắn trong các công nhân.
Công nghệ phần mềm luôn luôn thay đổi nhanh và điều quan trọng là bắt kịp với thay đổi. Các công ty phần mềm thành công bao giờ cũng cho đào tạo là ưu tiên hàng đầu. Cách tốt nhất để giữ công nhân khỏi bỏ đi là có chương trình đào tạo tốt nhất. Lí do đơn giản là công nhân công nghệ bao giờ cũng muốn giữ kĩ năng của họ được hiện hành. Họ muốn làm việc cho công ty mà giúp cho họ học kĩ năng mới. Nếu công nhân bắt đầu nói về đào tạo tốt thế nào, công ty sẽ không gặp vấn đề tuyển công nhân mới. Một người quản lí không đồng ý: "Nếu chúng tôi đào tạo họ, họ sẽ bỏ sang công ty khác trả lương cao hơn." Câu trả lời của tôi là: "Trừ phi bạn trả lương cho họ ít hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, không ai sẽ bỏ việc chỉ vì vài đô la thêm. Lí do công nhân bỏ đi bởi vì họ không bằng lòng với điều kiện làm việc hay cách người quản lí đối xử với họ. Thay vì lo nghĩ về đầu tư trong đào tạo, công ty nên lo nghĩ về cách nó vận hành và cách nó đối xử với công nhân."
Tri thức là điều sinh viên học ở trường, điều phần lớn là lí thuyết (các khái niệm hướng đối tượng, thiết kế hệ thống, cấu trúc dữ liệu, lập trình cấu trúc v.v.) Lí thuyết thì dễ dạy, dễ thảo luận, nhưng khó kinh nghiệm vì nó chỉ là công thức và lời. Kĩ năng là việc áp dụng tri thức vào cái gì đó và có khả năng làm nó một cách đúng đắn. Để phát triển một kĩ năng, sinh viên cần thời gian thực hành. Thực hành là về phạm sai lầm, không phải một lần mà nhiều lần, cho tới khi họ không phạm sai lầm nào nữa thì đó là kĩ năng. Có khác biệt lớn giữa việc biết và việc làm và chừng nào bạn còn chưa làm nó, bạn không có kĩ năng.
Chẳng hạn: Để là người lập trình giỏi hơn, bạn phải viết mã. Bạn càng phạm sai lầm viết mã, bạn càng học nhiều hơn về viết mã. Kinh nghiệm chỉ tới qua viết mã, hàng nghìn dòng mã và phạm phải nhiều sai lầm v.v. Bạn không thể học viết mã từ sách được, bạn không thể học viết mã bằng việc đọc bài báo, bạn phải viết mã. Kinh nghiệm thiết kế chỉ tới qua việc vẽ nhiều biểu đồ, hàng trăm biểu đồ v.v. Không có cách nào tốt hơn để làm điều đó. Đó là lí do tại sao phương pháp dạy tốt nhất là "học qua hành." Cách duy nhất để học là thực hành lặp đi lặp lại cho tới khi bạn làm nó đúng.
Đào tạo là quan trọng và thực hành là cách tốt nhất để thu lấy kĩ năng. Bằng việc tiếp tục cung cấp đào tạo, công ty sẽ tăng trưởng và đó là cách tốt nhất để sống còn trong khủng khoảng kinh tế này. Khi kinh tế cải thiện, công ty sẵn sàng cho tăng trưởng với những công nhân có kĩ năng tốt hơn những người khác và điều đó sẽ xác định ai sẽ là thành công hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com