Việc làm và kĩ năng/1

Việc làm và kĩ năng -1

Khi tôi du hành ở nhiều nơi, cả ở châu Á và châu Âu, và mọi điều tôi nghe mọi người nói đều là về “việc làm, việc làm và việc làm”. Một chủ đề tuyệt đối chi phối là việc làm là vấn đề số một ở nhiều nước. Một giáo sư ở Đức bảo tôi rằng bất kì cái gì xảy ra ở châu Âu sẽ sớm lan sang các nước khác bởi vì nhiều thanh niên thế đang đối diện với tương lai bất định và thất nghiệp. Nhiều chính phủ đang bắt đầu làm việc về các kế hoạch tạo ra nhiều việc làm hơn.

Tất nhiên, tạo ra việc làm sẽ là điều tuyệt vời và nó giúp cải tiến vấn đề kinh tế mà nhiều nước đang đối diện ngày nay. Nhưng là một nghiên cứu viên về toàn cầu hoá và công nghệ, tôi nghĩ mọi người không nhận ra rằng có nhiều việc làm tốt sẵn có, việc làm không được lấp đầy ở nhiều nước. Tháng trước, khi tôi dạy một xê mi na tại Đức, tôi yêu cầu sinh viên lên trực tuyến và tìm việc làm “công nghệ thông tin”. Họ thấy trên 300,000 bản liệt kê về các công ty đang tìm công nhân có kĩ năng đúng. Được khuyến khích bởi phát hiện này, tôi gọi điện cho bạn bè ở Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản, Trung

Quốc và Ấn Độ và yêu cầu họ làm cùng điều đó. Tất cả họ đều bảo tôi rằng có hàng trăm nghìn việc làm trong CNTT sẵn có ở nước họ. Điều đó xác nhận tin tức rằng có thiếu hụt đáng kể công nhân có kĩ năng trong công nghiệp CNTT. Điều đáng quan tâm hơn là ở chỗ không phải mọi vị trí để mở đều được liệt kê trực tuyến hay trên báo chí bởi vì một số vị trí mở thực tế không được quảng cáo. Trong trường hợp này, con số thực các vị trí còn mở chờ đợi cho ai đó lấp vào chúng có thể cao hơn nhiều.

Quan điểm của tôi đơn giản là những phàn nàn thông thường về “chúng ta cần nhiều việc làm hơn” che giấu một vấn đề chính: Lỗ hổng đang tăng lên giữa kĩ năng mà công ty cần và điều mọi người có dưới dạng chất lượng. Đây là điểm mà tất cả chúng ta đều cần làm: đề cập tới việc làm tốt hơn. Các chính khách đưa ra hứa hẹn để thắng các cuộc bầu cử dựa trên việc làm mà họ sẽ tạo ra. Các quan chức chính phủ đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân cho việc thiếu việc làm. Các nhà kinh tế nói rằng toàn cầu hoá tạo ra thất nghiệp. Tất cả họ có thể đúng theo cách nhìn riêng của họ. Tuy nhiên, là nhà giáo dục chúng ta cần nhìn vào sự kiện này: Vấn đề nhiều nước đang đối diện ngày nay là việc không có khả năng thay đổi theo công nghệ. Một số nước thay đổi nhanh hơn do đó vấn đề ít nghiêm trọng hơn. Một số nước chậm thay đổi do đó vấn đề bùng nổ khi nó tới như trường hợp của một số nước châu Âu.

Giải pháp là cung cấp đào tạo tốt hơn về “kĩ năng việc làm có giá trị thị trường” cho mọi người. Ngày nay hệ thống giáo dục là “thị trường tự do” không có chiều hướng rõ ràng và không có viễn kiến. Sinh viên có thể lựa chọn bất kì cái gì họ muốn học bất kể liệu những lĩnh vực đó là cần hay không. Một số giáo sư thích dạy một số lĩnh vực không còn được cần nữa vì họ có thể giữ được việc làm của họ. Tất nhiên, sinh viên trẻ không biết cách chọn, hay lựa khu vực nào đó để học tập. Nhiều người sẽ chọn bất kì cái gì dễ dàng để vào học, bất kì cái gì vui vui, bất kì cái gì không yêu cầu nhiều nỗ lực. Đây không phải là lỗi của họ mà là lỗi của chúng ta như các nhà giáo dục vì chúng ta đã không làm tốt việc tư vấn cho họ.

Ngày nay có lỗ hổng trao đổi lớn giữa công nghiệp và đại học. Đây là lúc cả hai bên phải làm việc cùng nhau để khép lại lỗ hổng này. Công nghiệp phải để đại học biết điều họ cần và họ sẵn lòng thuê bao nhiêu công nhân. Đại học phải bước ra khỏi “cảm tính hàn lâm” và hội tụ vào đào tạo các kĩ năng cần thiết để sánh được với những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ đang là nhu cầu của công nghiệp. Đại học và công nghiệp phải là đối tác để giúp cho sinh viên các kĩ năng được cần ở chỗ làm việc. Ngày nay, trên khắp thế giới, các công ty đang dành nhiều thời gian và tiền bạc giữ lại những người tốt nghiệp để bắc cầu kĩ năng được học trong đại học và các yêu cầu được cần trong công nghiệp. Vấn đề này bị làm tồi tệ thêm bởi việc bàng trướng toàn cầu và cạnh tranh giữa các công ti, điều đang tạo ra tập kĩ năng mới mà nhiều sinh viên tốt nghiệp không có năng lực giải quyết.

Một số người có thể bất đồng với gợi ý của tôi vì họ tin giáo dục là chọn lựa mà sinh viên phải làm. Đào tạo hàn lâm là để phát triển “con người toàn bộ”, không phải là công nhân cho công nghiệp. Khái niệm đó có thể đúng trong quá khứ nhưng không còn hợp thức trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Những người hàn lâm không nên duy trì cảm tính rằng sinh viên biết điều họ muốn, chọn điều họ muốn, bởi vì việc làm của nhà giáo dục là dạy học chứ không ảnh hưởng tới chọn lựa của họ. Thời đại đang thay đổi và nhu cầu này là khẩn thiết. Đây không phải là lúc cho thảo luận vì chúng ta tất cả đều đang ngồi trên quả bom nổ chậm và không biết khi nào nó sẽ nổ.

Sinh viên là tương lai của xã hội, nếu họ không được đào tạo đúng thì là nhà giáo dục chúng ta không làm việc của mình. Tôi không biện luận để ép buộc bất kì ai học bất kì cái gì. Tôi chỉ khuyến nghị cộng tác giữa công nghiệp và đại học cho tương lai của sinh viên. Chúng ta cần phá vỡ thảo luận “triết lí” về giáo dục và quay lại khái niệm về đào tạo, và đầu tư vào đào tạo bởi vì sinh viên của chúng ta đang hăm hở học cái gì đó mới. Tất cả họ đều muốn có nghề nghiệp tốt để cho họ có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước, tất cả họ đều xứng đáng với tương lai tốt hơn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem