Vấn đề với dự án phần mềm

Theo nghiên cứu mới nhất về công nghiệp phần mềm Mĩ, nhiều dự án phần mềm vẫn thất bại với tỉ lệ cao mặc cho nhiều nỗ lực cải tiến. Nghiên cứu này thấy nhiều lí do cho thất bại phần mềm, sau đây là năm lí do hàng đầu mà nghiên cứu này nhận diện ra:

Đa số người phát triển phần mềm không tính tới thời gian hiểu nhu cầu khách hàng. Họ không được đào tạo để trắc nghiệm các yêu cầu với khách hàng mà vội vàng qua ngay pha lập kế hoạch và thiết kế để sang viết mã. Thái độ “Mã trước, và hỏi câu hỏi sau” là nguyên nhân số một cho nhiều thất bại dự án. Cuối cùng, khi phần mềm được đưa ra, người phát triển mới thấy ra là điều họ làm không phải là điều khách hàng muốn và họ phải sửa lại nó và điều đó tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Đa số những người quản lí dự án không có kĩ năng để ước lượng tài nguyên, thời gian, kích cỡ và phạm vi dự án. Phần lớn những người quản lí hoặc ước lượng thấp nỗ lực hoặc ước lượng tất nhưng lại đặt kế hoạch theo lịch biểu được khách hàng trao cho họ. Họ quản lí dự án theo lịch biểu không hiện thực và làm cho dự án bị chậm. Bởi vì sức ép lịch biểu, nhiều người quản lí yêu cầu người phát triển bỏ qua kiểm thử để đáp ứng lịch cho nên sản phẩm phần mềm cuối cùng đầy lỗi, điều này làm cho công ti tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian hơn để sửa chữa.

Đa số các thành viên tổ dự án không được đào tạo trong qui trình hay phương pháp phần mềm, họ không biết cách kiểm soát thay đổi với phần mềm, mất kiểm soát phiên bản phần mềm tạo ra các vấn đề lớn về tích hợp và kiểm thử, điều đến lượt lại tạo ra sản phẩm chất lượng thấp và chi phí nhiều hơn để sửa chữa.

Khi dự án bị trục trặc, người quản lí quyết định thêm người để “tăng tốc mọi sự” để đáp ứng thời gian theo lịch biểu. Điều này tạo ra thêm vấn đề, lẫn lộn, và gây ra sản phẩm chất lượng kém, điều gây chậm trễ và cuối cùng tốn kém nhiều hơn.

Nhiều giờ làm việc lâu tạo ra căng thẳng lớn cho thành viên tổ phần mềm. Nhiều người trong số họ bỏ qua vài bước trong qui trình phát triển như kiểm thử, kiểm điểm để đáp ứng lịch biểu, điều gây ra sản phẩm lỗi cao. Trong tình huống bị căng thẳng, các thành viên tổ sẽ tranh cãi lẫn nhau, oán trách nhau, và thế rồi giữ thông tin cho riêng mình thay vì chia sẻ. Thiếu thông tin tạo ra lẫn lộn, dư thừa, lỗi, điều lại gây ra nhiều vấn đề cá nhân cho dự án phần mềm. Bởi vì thất vọng, nhiều người rời bỏ công ti làm cho việc đổi người cao, điều là bổ sung thêm vấn đề cho dự án phần mềm.

Nghiên cứu này kết luận rằng tất cả các vấn đề trên đều được gây ra bởi việc đào tạo phần mềm kém ở nhà trường. Sau khi kiểm điểm lại giáo trình của nhiều đại học, tổ nghiên cứu lưu ý rằng đa số sinh viên không được dạy về kỉ luật kĩ nghệ phần mềm bản chất như kĩ nghệ yêu cầu, quản lí dự án, lập kế hoạch dự án, phương pháp và qui trình phần mềm, và làm việc theo tổ. Đào tạo hàn lâm hiện thời tập trung phần lớn vào ngôn ngữ lập trình, điều chỉ là một phần nhỏ của qui trình phát triển phần mềm. Trong nhiều năm, công nghiệp phần mềm đã phàn nàn về thiếu đào tạo môn này trong đại học nhưng vấn đề vẫn còn chưa được giải quyết. Sự kiện là đào tạo các môn kĩ nghệ phần mềm yêu cầu kinh nghiệm công nghiệp nào đó mà nhiều giáo sư hàn lâm không có cho nên họ bỏ qua nó. Sự kiện khác là lĩnh vực phần mềm đã thay đổi nhanh thế và thật khó cho các giáo sư theo kịp với những thay đổi này. Nhiều đại học không muốn mạo hiểm danh tiếng của mình bằng việc chấp thuận cái gì đó mới mà họ không cảm thấy thoải mái. Để đổi từ khoa học máy tính sang kĩ nghệ phần mềm yêu cầu thay đổi sâu sắc về lập kế hoạch phương pháp dạy và các bài học, điều đại học không thể đảm đương được. Như với bất kì thay đổi nào, dù xứng đáng đến đâu, bao giờ cũng bị chống lại.

Ngày nay, phần lớn các dự án phần mềm đều lớn và phức tạp. Sản phẩm phần mềm hiếm khi có thể được phát triển bằng tổ vài người. Các phương pháp hiện thời yêu cầu tổ phát triển được tổ chức theo cách sử dụng hiệu quả kĩ năng của mọi người. Có một số vai trò, trách nhiệm cho các thành viên tổ và họ phải được tổ chức tương ứng với tri thức, kĩ năng và kinh nghiêm như người quản lí dự án, người phân tích nghiệp vụ, chuyên viên mạng, người kiểm thử, người phát triển, đảm bảo chất lượng, chuyên gia cấu hình v.v. Trong dự án lớn, trao đổi là mấu chốt cho nên khách hàng, người dùng, thành viên tổ phải làm việc cùng nhau và trao đổi với nhau trên cơ sở thường xuyên. Tuy nhiên làm việc tổ lại không được dạy trong các chương trình hàn lâm truyền thống và trong các trường hàn lâm truyền thống, bất kì cộng tác nào giữa các sinh viên đều bị coi là “gian lận” cho nên nhiều sinh viên vẫn gặp khó khăn trong làm việc cùng nhau.

Toàn cầu hoá bắt đầu làm thay đổi điều đó, khi các công ti có thể thuê người từ bất kì đâu và không nhất thiết phải thuê người trong biên giới nước họ. Với sự thiếu hụt người làm phần mềm trong ngành công nghiệp đang bành trướng nhanh này, nhiều công ti toàn cầu bắt đầu thuê người làm phần mềm và đưa họ vào công việc ở nước họ hay mở các tiện nghi ở nước cung cấp dư thừa về công nhân phần mềm. Mỗi năm, Mĩ phải đưa vào trên 80,000 công nhân phần mềm, phần lớn từ Ấn Độ qua chương trình thị thực đặc biệt H1B. Nhiều nước châu Âu đang làm cùng điều đó với các công nhân có đủ tư cách từ Nga, và Đông Âu. Tuy nhiên, vấn đề nền tảng vẫn còn là liệu những người làm phần mềm này có tri thức và kĩ năng đúng không?

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu làm thay đổi rằng, khi công ti chậm thuê người do ngân sách bị hạn chế, họ có nhiều thời gian để lựa người có kĩ năng đúng và đào tạo đúng. Thay vì thuê người có bằng cấp ở đại học, nhiều công ti đang áp dụng kĩ thuật phỏng vấn theo kịch bản để nhận diện công nhân có tri thức và kĩ năng đúng. Thay vì đi sang bất kì nước nào, họ nhận diện các nước có chương trình đào tạo tốt, đặc biệt chương trình đào tạo đang hiện hành cùng nhu cầu của họ. Theo nhiều người quản lí phần mềm, cuộc khủng hoảng tài chính này là việc chạy không ổn trong thời hạn ngắn nhưng việc lấy nhân viên là đầu tư dài hạn cho nên các công ti phải lập kế hoạch cho tương lai bằng việc nhận diện công nhân tri thức, người có khả năng tạo ra nhiều cơ hội hơn, nhiều sản phẩm tốt hơn cho doanh nghiệp của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem