Tri thức và kĩ năng/5

Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Chúng tôi muốn sinh viên học nhiều hơn và phát triển kĩ năng nhưng phần lớn các sinh viên chỉ muốn có bằng cấp. Làm sao chúng ta có thể thay đổi được niềm tin này?

Đáp: Cách nhìn về bằng cấp dõi trở lại từ hàng nghìn năm trước trong lịch sử. Vào thời đó, bằng cấp có nghĩa là tri thức và kĩ năng nào đó được kiểm nghiệm bởi các kì thi nào đó trong triều đình của nhà vua và nếu qua được, họ sẽ có việc làm tốt. Ngày nay bằng cấp không còn là đảm bảo cho việc làm và chúng ta có nhiều người tốt nghiệp với bằng cấp nhưng không có việc làm hay phải làm ở những việc chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ.

Là thầy giáo, chúng ta hiểu quá trình học tập và tầm quan trọng của kĩ năng nhưng sinh viên có thể không hiểu vì việc học mang động cơ nội bộ chứ không bên ngoài. Để thay đổi hành vi của sinh viên chúng ta phải thay đổi niềm tin của họ về học tập. Nếu sinh viên không tin rằng họ cần tri thức và kĩ năng nào đó thì họ sẽ tiếp tục hội tụ vào việc có điểm đỗ và thu được bằng cấp. Nếu sinh viên tin tri thức có liên quan và quan trọng thì họ sẽ hội tụ việc học của họ hướng tới xây dựng nhiều tri thức hơn, thay vì chỉ hội tụ vào điểm số. Việc dạy truyền thống không giải thích rõ ràng sự liên quan của tài liệu lớp học với công việc tương lai. Phần lớn các thầy giáo đều hội tụ vào “điều bạn cần học” hơn là “tại sao bạn cần học nó và làm sao bạn sẽ dùng nó trong việc làm của bạn.” Bằng việc giải thích rõ ràng “Tại sao” và “Làm sao” trước từng bài giảng, tôi đã thấy các sinh viên thay đổi niềm tin của họ vào việc học. Thay vì hội tụ vào điểm, họ bắt đầu kiểm tra cách họ phát triển tri thức và kĩ năng của họ và điều này có nghĩa gì cho tương lai của họ.

Khó động viên sinh viên học nhưng tôi tin chìa khoá là khả năng đạt tới sinh viên ở mức niềm tin nền tảng của họ. Bằng cách làm việc cùng sinh viên để giúp họ hiểu họ học được bao nhiêu và họ cần kĩ năng nào, điều đó có thể tạo ra khác biệt. Trong lớp của tôi, tôi thường hỏi sinh viên câu hỏi “Em nghĩ em sẽ dùng tri thức này để làm gì?” Câu hỏi này yêu cầu sinh viên kiểm điểm lại mục đích giáo dục của họ với điều họ sẽ học, làm hợp thức tri thức và phát triển kĩ năng mà họ sẽ có và tính ích lợi của những kĩ năng như vậy trong tương lai. Tôi để cho sinh viên thảo luận trong bản thân họ trong nhóm nhỏ nơi họ chia sẻ niềm tin của mình với người khác. Sinh viên dường như thay đổi niềm tin của họ vì họ bắt đầu khám phá ra làm sao và tại sao họ phải học và họ sẽ dùng chúng để làm gì. Họ cũng bắt đầu tạo ra niềm tin mới về cách tri thức của họ sẽ dẫn tới việc dùng tốt hơn trong tương lai. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chưa bao giờ thảo luận niềm tin của họ với người khác trước đây và không ai đã hỏi. Một kết luận thường xuyên là “Bây giờ tôi biết tại sao tôi cần biết điều này.”

Niềm tin của đa số sinh viên về giáo dục dựa trên kinh nghiệm sống cá nhân của họ và bị ảnh hưởng bởi xã hội. Ở trường trung học, họ được bảo phải đỗ những kì thi nào đó để vào đại học; ở đại học họ được khuyến khích lấy điểm để có việc làm tốt; báo chí nhắc tới nhu cầu có nhiều công nhân hơn với bằng cấp chuyên sâu; mọi thứ họ nghe nói đều là về đỗ kì thi và được bằng cấp chứ KHÔNG PHẢI tri thức hay kĩ năng. Với tình huống đó, chúng ta không thể đổ trách nhiệm tại sao nhiều sinh viên có niềm tin nền tảng rằng mục đích tối thượng của giáo dục là bằng cấp. Tôi đã nghe nhiều bậc cha mẹ nói với con cái họ: “Học chăm chỉ, lấy bằng cấp rồi lo nghĩ các chuyện khác sau.” Ngày nay chúng ta không thể lo nghĩ về những việc khác sau khi nhận bằng cấp, điều đó là QUÁ TRỄ. Sinh viên phải lập kế hoạch nghề nghiệp khi họ vẫn còn ở trường trung học và có bản kế hoạch nghề nghiệp với các mục đích và chiều hướng giáo dục khi họ vào đại học để hướng dẫn họ trong cuộc hành trình giáo dục.

Chúng ta cần thay đổi niềm tin của sinh viên để động viên họ họ theo cách mới do đó nâng cao tri thức của họ và phát triển kĩ năng. Điều này sẽ yêu cầu rằng chúng ta thêm tính liên quan vào trong tài liệu dạy và giải thích rõ ràng điều họ sẽ cần có trước khi rời khỏi trường VÀ họ phải phát triển việc học cả đời vì học tập không dừng lại sau khi tốt nghiệp mà phải liên tục trong cả đời họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem