Thất bại dự án phần mềm

Thất bại dự án phần mềm

Theo một khảo cứu của một đại học Nhật Bản về thất bại của dự án phần mềm ở châu Á, tổ nghiên cứu thấy rằng 87% các dự án phần mềm thường thất bại do các lí do sau:

1) Ngược với những người quản lí dự án phần mềm ở Mĩ và châu Âu, đa số những người quản lí dự án phần mềm ở châu Á không phải là người làm phần mềm. Nhiều người không biết cách quản lí dự án phần mềm cho dù một số người đã học các lớp hay nhận chứng chỉ về quản lí dự án. Vài người quản lí biết về vòng đời dự án phần mềm hay qui trình phát triển phần mềm. Phần lớn nhận được tài trợ cho dự án từ người quản lí cấp cao và họ muốn chi số tiền nhanh nhất có thể được bằng việc mua nhiều trang thiết bị, phần cứng, hệ thống mạng rồi đặt hàng cho tổ dự án bắt đầu viết mã để chứng minh rằng dự án đang có tiến bộ.

2) Không có kĩ năng quản lí dự án thích hợp, nhiều người cố gắng tỏ ra bận rộn bằng việc dành nhiều thời gian vào các cuộc họp của công ti thay vì quản lí dự án. Phần lớn không biết gì về làm ước lượng dự án, dự án phải mất bao lâu, hay bao nhiêu người phải có cho nó. Họ học cách tạo ra “bản kế hoạch dự án” bằng việc dùng khuôn mẫu với các lịch biểu chi tiết về bao nhiêu tiền đã chi mặc dầu nó chẳng liên quan gì tới tiến độ dự án thực tại. Không có nhận diện rủi ro hay kế hoạch giảm nhẹ rủi ro vì họ coi rủi ro là vấn đề may hay không may.

3) Để trình diễn kĩ năng quản lí của mình, họ thường triệu tập các cuộc họp dự án ở đó họ yêu cầu các thành viên tổ phân tích mọi thứ tới mức chi tiết nhưng chẳng hoàn thành cái gì và hầu như không đóng góp gì để làm cho công việc được thực hiện. Nhiều người quản lí dựa trên người lãnh đạo phát triển của họ để làm cho mọi việc được thực hiện và thường đặt người lãnh đạo của họ vào chịu trách nhiệm để cho họ có thể hướng dẫn người khác. Những người quản lí này không biết cách giám sát tiến độ mà thường dựa vào báo cáo từ người lãnh đạo phát triển.

4) Khi yêu cầu thay đổi, họ muốn giữ hình ảnh tích cực với khách hàng bằng việc chấp nhận mọi yêu cầu thay đổi mà không đặt câu hỏi với khách hàng. Phần lớn không biết cách thương lượng về chi phí hay lịch biểu nhưng thường lại chứng minh rằng họ có đáp ứng với khách hàng bằng việc buộc tổ làm việc vất vả hơn. Họ có xu hướng giữ tin xấu khỏi lan tới khách hàng hay quản lí cấp cao hơn vì họ tin rằng phần lớn mọi sự có thể được giải quyết mà không gây ra chấn động.

5) Khi dự án có rắc rối, họ sẵn lòng thêm nhiều người, chi thêm nhiều tiền để giữ cho mọi sự trở lại bình thường. Họ tin rằng bằng việc có thêm người, sự việc sẽ tốt hơn. Họ cũng tin rằng nhiều người phụ thêm sẽ đem tới cảnh quan tươi sáng cho dự án. Bằng việc yêu cầu nhiều hỗ trợ và nhiều người, họ tin khách hàng sẽ thấy rằng họ thực sự nhận tình huống một cách nghiêm chỉnh.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem