Thất bại dự án

Thất bại dự án

Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Tôi đã làm việc trên vài dự án; chúng tất cả đều thất bại và lỡ lịch biểu. Khách hàng rất bực mình và người chủ công ti doạ đuổi mọi người phát triển. Tôi không biết tại sao chúng thất bại hay phải làm gì nhưng việc làm của tôi không còn được an ninh. Tôi hiện thời đang coi sóc một việc khác. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Dự án thường thất bại bởi nhiều nguyên nhân, phần lớn do “lỗi con người” chứ không “lỗi kĩ thuật”. Dự án là hoạt động tổ, được quản lí bởi người quản lí dự án, để đạt tới tập các mục đích và mục tiêu, bên trong một thời kì thời gian. Người quản lí dự án phân công vai trò và trách nhiệm cho từng thành viên tổ cũng như tập các nhiệm vụ cần được hoàn thành tương ứng theo lịch biểu.

Tuy nhiên, dự án phần mềm thường thất bại khi tập các nhiệm vụ này thay đổi nhưng thời gian không được cho. Chẳng hạn, người phát triển được phân công 10 nhiệm vụ phải được hoàn thành trong 10 ngày. Sau ba ngày, anh ta nhận được thêm 4 nhiệm vụ nữa nhưng anh ta vẫn phải hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của mình trong bẩy ngày còn lại. Đến ngày thứ năm, anh ta được bảo rằng ba nhiệm vụ mà anh ta đã hoàn thành cần thay đổi cho nên anh ta phải làm lại từ đầu ba nhiệm vụ nữa trong năm ngày còn lại. Tất nhiên, anh ta không thể hoàn thành được mọi nhiệm vụ này trong thời gian ngắn và dự án không thể được hoàn thành đúng thời gian.

Vì các thành viên khác của tổ cần nhiệm vụ của anh ta được hoàn thành để bắt đầu công việc của họ, nếu anh ta không thể đưa cho họ nhiệm vụ đã hoàn thành của mình, họ không thể bắt đầu nhiệm vụ của họ được. Bởi vì sự liên thuộc trong các nhiệm vụ dự án, thành viên tổ chậm nhất có thể làm chậm lại toàn bộ tổ dự án. Người quản lí dự án phải giám sát mọi hoạt động và báo cáo tiến bộ cho người quản lí cấp cao cũng như chia sẻ thông tin với các thành viên tổ. Nó giúp cho các thành viên tổ được thông tin về hoạt động của nhau cũng như hiệu năng của họ có thể nằm ở đâu dưới dạng điều được mong đợi từ họ. Nó cung cấp cơ hội cho kiểm điểm và nếu cần, phân công lại công việc và ưu tiên để làm cho dự án chạy hiệu quả hơn. Dự án phải không trở thành không thể quản lí được. Người quản lí dự án giỏi có thể định nghĩa lại mục đích của nó là cái gì đó hiện thực đạt tới được trong những ràng buộc của vấn đề thời gian thực. Người quản lí dự án kém không biết phải làm gì cho nên dễ dàng đổ trách nhiệm cho người phát triển.

Câu hỏi của tôi là, nếu đội bóng thua trận đấu, bạn nghĩ người chủ đuổi huấn luyện viên hay toàn đội bóng? Cùng câu hỏi đó nên được hỏi cho dự án phần mềm. Nếu người chủ thông minh, ông ấy sẽ đuổi người quản lí dự án, không đuổi người phát triển. Mặc dầu dự án là công việc tổ nhưng trách nhiệm phải thuộc vào người quản lí, không vào người phát triển. Là người phát triển, bạn nên tiếp tục cải tiến kĩ năng của bạn, học nhiều nhất có thể được. Với thiếu hụt công nhân có kĩ năng hiện thời, bạn không nên lo lắng quá nhiều.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem