Sinh viên học gì trong đại học
Theo một báo cáo công nghiệp phần mềm, thế giới sẽ cần xấp xỉ 35 triệu công nhân công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2020. Báo cáo này trích dẫn tăng trưởng trong ứng dụng phần mềm, tính toán mây, nền di động, và dữ liệu lớn như dẫn lái chính của kinh doanh và việc làm mới. Các nhà phân tích phố Wall đồng ý, một người phát ngôn nói: “Với phát kiến trong công nghệ thông tin, nhiều công ty sẽ được thành lập và nhiều công nhân sẽ được cần. Các công ty đầu tư muốn thấy nhiều công ty khởi nghiệp trở thành Microsoft hay Google khác để thúc đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái hiện thời.”
Báo cáo này dự phóng rằng đầu tư trong CNTT sẽ đạt tới $2.4 nghìn tỉ đô la đến năm 2020 nhưng quá nửa có lẽ sẽ được đầu tư ở châu Á vì các nước này đang nổi lên như các lực phát kiến mới trong thị trường thế giới. Nhà phân tích này viết: “Các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ đã từng năng nổ trong việc phát triển công nghiệp công nghệ thông tin mà không có nó, sẽ không thể nào tạo ra đủ việc làm cho hàng tỉ người của họ. Ưu điểm của công nghiệp CNTT là nó tạo ra nhiều việc làm hơn, hấp dẫn đầu tư nước ngoài, nhưng nó tốn ít hơn cho phát triển. Do đó, nó là lí tưởng cho các nền kinh tế đang nổi lên để dùng công nghiệp thông tin cải tiến nền kinh tế của họ và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.”
Qua 20 năm, đầu tư trong phát kiến CNTT đã thúc đẩy mạnh việc tăng trưởng lớn về việc làm và làm tăng tốc phục hồi kinh tế trong nhiều nước nhưng ngày nay tất cả họ đều đối diện với thế khó xử khác: Thiếu hụt công nhân có kĩ năng CNTT để xây dựng động cơ phát kiến cho nền công nghiệp này. Mặc dầu con số sinh viên học về công nghệ thông tin đã tăng lên trong vài năm qua nhưng câu hỏi then chốt là liệu các sinh viên này thực tế có các kĩ năng mà ngành công nghiệp cần không? Có nhiều tranh cãi về chất lượng cũng như việc cập nhật chương trình đào tạo hiện thời ở một số nước. Nhiều thảo luận được hội tụ vào điều sinh viên học ở đại học và điều họ có thể làm khi rời trường.
Trong số các nước châu Á, Trung Quốc nói có con số người tốt nghiệp đại học cao nhất hơn bất kì nước nào trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều công ty đang phàn nàn rằng ngoại trừ vài đại học hàng đầu, phần lớn các đại học nhà nước đã tạo ra số lớn những người tốt nghiệp không có kĩ năng. Đó là lí do tại sao có nhiều triệu người tốt nghiệp đại học không có việc làm và vẫn phụ thuộc vào gia đình hỗ trợ cho họ. Một giáo sư Trung Quốc giải thích: “Tôi đã dạy ở đại học trong ba mươi năm. Có khác biệt giữa sinh viên hai mươi năm trước và sinh viên hiện thời. Trong quá khứ hầu hết sinh viên đều chịu khó học và làm việc chăm chỉ nhưng ngày nay nhiều sinh viên lười và chỉ muốn qua được kì thi để có bằng cấp. Hệ thống đại học làm dễ dàng cho sinh viên qua được kiểm tra để đáp ứng chỉ tiêu của chính phủ. Ngay cả những người trượt cũng được cho cơ hội khác để qua. Chẳng hạn, nếu sinh viên hỏng môn của tôi, tôi được yêu cầu phải dạy kèm cho họ và cho bài thi thứ hai vài tuần sau đó để chắc rằng mọi sinh viên đều đỗ. Không có lí do nào cho tôi làm việc thêm cho nên tôi không đánh trượt bất kì sinh viên nào cho dù họ không xứng đáng đỗ.” Một giáo sư khác nói thêm: “Khi chúng tôi ở trong đại học, chúng tôi phải nghiên cứu và viết luận án một cách cẩn thận vì chúng được kiểm tra bởi ban đại học nghiêm ngặt. Ngày nay nhiều nghiên cứu không là gì ngoài việc sao chép công bố của ai đó với vài sửa đổi. Ý tưởng chính là có được bằng cấp vì không cái gì khác thành vấn đề. Trong hàng nghìn năm, văn hoá của Trung Quốc coi giáo dục là cách duy nhất để có được việc làm tốt. Các bậc phụ huynh Trung Quốc đã hi sinh mọi thứ cho con cái họ vào đại học và điều đó gây sức ép lớn lên đứa con để có được bằng cấp. Một sinh viên đại học thừa nhận: “Gia đình chúng em có hơn một con so với nhiều thành viên gia đình cho nên chuyện bàn tán thực sự là xấu. Mọi người và hàng xóm đều biết về việc học của bạn, cho nên nếu bạn trượt hay không có bằng, điều đó sẽ đem tới nhiều xấu hổ. Đó là lí do tại sao hầu hết chúng em gian lận hay thậm chí hối lộ các quan chức nhà trường để có được bằng. Bây giờ tất cả chúng em đều có bằng nhưng không có việc làm và đó là sự kiện mà ít người muốn nói tới.”
Vào thời gian độc lập, Ấn Độ có 20 đại học với số đăng tuyển ít hơn một triệu sinh viên. Ngày nay hệ thống giáo dục của Ấn Độ đã tăng trưởng thành một trong những hệ thống lớn nhất thế giới với trên 400 đại học (các đại học cung cấp chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ) và 20,000 cao đẳng (các trường chỉ cung cấp bằng cử nhân) và con số sinh viên đại học đã tăng lên trên 25 triệu sinh viên. Mặc cho việc bành trướng đã xuất hiện, hệ thống giáo dục vẫn phải vật lộn để cung cấp giáo dục đủ cho số đông sinh viên. Có vài đại học hàng đầu có những giáo sư giỏi nhất, chương trình đào tạo tốt nhất, và các phòng thí nghiệm nghiên cứu tốt nhất nhưng họ cung cấp chủ yếu các đào tạo cho những người ưu tú và sinh viên lỗi lạc, người có thể qua được các kì thi vào nghiêm ngặt. Phần còn lại gồm các đại học và cao đẳng nhà nước tất cả đều có vấn đề với việc thuê giáo sư có chất lượng, người có tri thức và kĩ năng để giáo dục sinh viên. Việc tăng trưởng tăng tốc của nền kinh tế Ấn Độ, đặc biệt trong công nghệ thông tin đã tạo ra thiếu hụt lớn về các giáo sư kĩ thuật chất lượng cao. Không có các giáo sư có chất lượng, khó mà phát triển được công nhân có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu tăng lên của nền kinh tế. Một giáo sư phần mềm giải thích: “Lương dạy học ở mức các đại học nhà nước vào quãng một phần ba số tôi có thể kiếm được từ làm việc trong công nghiệp phần mềm. Đó là lí do tại sao nhiều giáo sư bỏ nghề dạy học để làm việc cho công nghiệp CNTT.” Không có giáo sư có chất lượng, nhiều trường phải thuê người không có phẩm chất, thường các giáo sư toán học được yêu cầu dạy về máy tính; giáo sư lịch sử được yêu cầu dạy về khoa học v.v. Nhiều người chưa bao giờ làm việc bên ngoài khu vực hàn lâm cho nên họ phải dựa trên sách giáo khoa mà đã được viết từ nhiều năm trước trong quá khứ. Đó là lí do tại sao phần lớn người tốt nghiệp của chúng tôi chỉ có kĩ năng cơ sở nhưng không thể giải quyết được bất kì cái gì phức tạp như công nghiệp cần. Ưu thế then chốt của chúng tôi so với Trung Quốc là sinh viên chúng tôi nói tiếng Anh tốt nhưng vấn đề là chúng tôi có thể dựa trên điều này được bao lâu? Không giống các nước khác, nơi dân số đang trở nên già hơn, Ấn Độ là một trong vài nước mà dân số ở độ tuổi làm việc đang tăng trưởng nhanh chóng với quãng 70% dân số dưới 35 tuổi. Không có giáo dục đúng sẽ có nhiều thanh niên không có việc làm và điều đó có thể là thảm hoạ cho đất nước chúng tôi.”
Có những kế hoạch được các chính phủ của cả Ấn Độ và Trung Quốc đề nghị để đo điều sinh viên học trong đại học như bài kiểm tra tốt nghiệp nhưng nó đối diện với sự phản đối mạnh từ cả các giáo sư và sinh viên. Một quan chức cao cấp của chính phủ nói: “Để vào đại học, học sinh phổ thông phải qua được kì kiểm tra cho nên trước khi đi làm trong công nghiệp, cũng cần kiểm tra họ bởi vì chúng tôi không biết sinh viên học trong đại học được bao nhiêu. Như số chi tiêu chúng tôi dành ra cho giáo dục, chúng tôi không có ý tưởng nào về cái gì thực sự xảy ra trong lớp học và làm sao điều đó cuối cùng dịch được thành kĩ năng của sinh viên. Đại học không thể để chúng tôi trong bóng tối khi sự việc xảy tới là họ cung cấp được cho sinh viên của chúng tôi bao nhiêu tri thức và kĩ năng. Điều logic là chúng tôi cần biết về đầu tư của chúng tôi vào trong hệ thống giáo dục có hiệu quả thế nào.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Phương pháp học tập ở đại học
- Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com