Quản lí dự án

Quản lí dự án

Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm. Những người quản lí có kinh nghiệm biết cách dành thời gian từ lúc bắt đầu dự án để gặp gỡ với khách hàng để hiểu nhu cầu của họ và mong đợi của họ. Một số khách hàng coi lịch biểu là quan trọng khi những khách hàng khác coi chất lượng là quan trọng hơn. Với việc biết yếu tố nào là quan trọng, họ có thể lập kế hoạch dự án tương ứng.

Người quản lí thiếu kinh nghiệm có xu hướng kết thúc việc lập kế hoạch nhanh chóng để cho họ có thể viết mã. Đó là lí do tại sao nhiều người trong số họ không thành công bởi vì họ không biết đích xác điều khách hàng muốn.

Người quản lí có kinh nghiệm biết cách cân bằng các yếu tố mấu chốt của dự án như các mục tiêu chức năng, ngân sách, lịch biểu và chất lượng. Bằng việc xem xét cẩn thận từng yếu tố với kế hoạch dự án; họ có thể thương lượng với khách hàng về những thay đổi trong lịch biểu, chi phí và tài nguyên. Thương lượng là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của người quản lí dự án nhưng hiếm khi được dạy trong trường. Người quản lí có kinh nghiệm biết cách làm việc với khách hàng và thương lượng về điều thực tế có thể đạt tới được. Họ bao giờ cũng lập kế hoạch, thương lượng, cân đối, hỏi và nghe bởi vì họ biết họ càng dành nhiều thời gian cho lập kế hoạch, họ càng mất ít thời gian phải giải quyết vấn đề về sau.

Người quản lí thiếu kinh nghiệm thích viết mã, nhưng không thích lập kế hoạch.

Người quản lí có kinh nghiệm bao giờ cũng phân rã công việc dự án thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để cho họ có thể ước lượng được chính xác hơn. Họ kiểm các ước lượng của mình với thành viên tổ, hỏi ý kiến của họ, hợp nhất dữ liệu trước khi lập kế hoạch lịch biểu. Họ cũng dùng danh sách kiểm và trang tính lập kế hoạch cho những nhiệm vụ này, những điều bao quát tất cả các bước cần thiết.

Người quản lí thiếu kinh nghiệm không biết cách phân rã hay ước lượng, họ chỉ đoán hay tuân theo bất kì lịch biểu nào khách hàng đưa cho họ. Không có thời gian đúng và lịch biểu không hợp lí, họ không bao giờ hoàn thành dự án đúng hạn.

KHÔNG có dự án nào hoàn hảo. Gần như mọi dự án đều có vấn đề, trong kiểm điểm kĩ thuật hay kiểm thử; sẽ có lỗi hay các vấn đề khác phải được làm lại. Người quản lí có kinh nghiệm biết cách lập kế hoạch để làm lại bằng việc đặt ra một số thời gian phụ trong toàn thể kế hoạch dự án để cho tổ dự án sẽ có đủ thời gian sửa chữa vấn đề và không vội vàng vào các hoạt động khác.

Người quản lí thiếu kinh nghiệm không biết cách lập kế hoạch để làm lại, họ giả định mọi sự đều tốt cho tới khi cái gì đó xảy ra, họ hoảng hốt. Vì họ không biết cách kiểm soát vấn đề, vấn đề sẽ kiểm soát họ.

Người quản lí có kinh nghiệm hiểu tầm quan trọng của đào tạo. Họ xác định các thành viên tổ cần bao nhiêu thời gian để cải tiến kĩ năng của mình và chuẩn bị thời gian và ngân sách cho họ. Họ hiểu rằng tổ có kĩ năng cao là nhân tố then chốt cho thành công và sẵn lòng đầu tư cho người của họ.

Người quản lí thiếu kinh nghiệm không đánh giá được giá trị của đào tạo. Họ coi nó là “tốn kém” cho nên họ không gửi tổ của họ đi đào tạo bổ sung. Ngay cả người giỏi nhất cũng sẽ cần đào tạo và không có đào tạo, kĩ năng của họ có thể trở nên lạc hậu vì họ không theo kịp những thay đổi công nghệ. Không dự án nào có thể thành công với “người thiếu kĩ năng”.

Theo nghiên cứu mới nhất, chỉ 23% dự án phần mềm được hoàn thành đúng thời gian, theo ngân sách với mọi chức năng được yêu cầu. 77% dự án phần mềm bị chậm, vượt quá ngân sách với ít chức năng hơn và cần nhiều thời gian hơn, nhiều tiền hơn để sửa chữa vấn đề.

Trong 35 năm làm việc trong công nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ thấy một dự án thất bại bởi vì tổ dự án không thể viết được mã mà tôi đã thấy bao nhiêu dự án thất bại vì người quản lí không có kĩ năng được cần tới để quản lí dự án.

Đây có phải là lúc dạy nhiều về quản lí dự án phần mềm cho sinh viên hơn là để họ dành cả ba năm học vào việc viết mã?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem