PSP và TSP

PSP và TSP

Qui trình phần mềm cá nhân - Personal Software Process (PSP) là phương pháp cho cá nhân kĩ sư phần mềm để cải tiến kĩ năng phát triển của họ trong xây dựng sản phẩm chất lượng. Nó áp dụng cho mọi pha của vòng đời phát triển phần mềm như xác định yêu cầu, thiết kế kiến trúc, phát triển mã, và làm tài liệu. Bằng việc tuân theo kỉ luật và cách đo nghiêm khắc, người kĩ sư có thể tạo ra sản phẩm phần mềm chất lượng rất cao. Cách tiếp cận PSP dựa trên từng kĩ sư phần mềm tuân theo một qui trình xác định, đo công việc riêng của mình và quan sát hiệu năng riêng của mình. Việc nhìn vào dữ liệu riêng của mình tạo động cơ cho người đó thay đổi cách người đó làm việc.

Qui trình phần mềm tổ - Team Software Process (TSP) là phương pháp tạo ra khả năng cho “tổ phần mềm PSP” để xây dựng sản phẩm phần mềm hiệu quả hơn. TSP bổ sung thêm các kỉ luật quản lí dự án để giúp cho tổ lập kế hoạch công việc và lịch biểu. Điều này yêu cầu tổ tuân theo kỉ luật chặt chẽ để cộng tác với những người khác trên các hoạt động dự án. Người kĩ sư vẫn quản lí công việc riêng của mình và nhận quyền làm chủ kế hoạch riêng của mình nhưng TSP giúp từng kĩ sư trở thành thành viên tổ hiệu quả.

TSP dùng các phiên lập kế hoạch dựa trên tổ có tên là “khai trương” để gắn các kế hoạch dự án chi tiết tại chỗ. Lập kế hoạch dựa trên tổ có ưu điểm là nhiều thành viên làm việc cùng nhau sẽ tạo ra bản kế hoạch chính xác hơn bản kế hoạch người quản lí dự án làm việc một mình. Hoạt động dựa trên tổ cũng sẽ nhận diện các nhiệm vụ chi tiết với nhiều sự phụ thuộc hơn là một người làm việc cô lập, và các nhiệm vụ toàn thể sẽ có ít lỗi hơn bởi vì lỗi từ nhiều hoạt động không liên hệ có xu hướng cắt bỏ lẫn nhau.

Khai trương ban đầu TSP đặt bản kế hoạc mức đỉnh tại chỗ cho toàn thể dự án và kế hoạch chi tiết bao quát ba tháng tiếp đó. Việc khai trương lại được thực hiện cứ sau ba tháng để tạo ra bản kế hoạch chi tiết cho quí tiếp hay bất kì khi nào mọi sự thay đổi nhiều tới mức kế hoạch hiện tại không còn áp dụng được. Phiên lập kế hoạch tăng dần ngăn ngừa vấn đề tạo ra bản kế hoạch dự án chi tiết sớm mà có thể thay đổi trong tiến trình của dự án. TSP yêu cầu cuộc họp hàng tuần để thảo luận về tiến độ trong các thành viên tổ. Từng thành viên theo dõi tình trạng riêng của mình trong tuần và báo cáo cho tổ. Qui trình này được thiết kế để cho sức ép ngang quyền trở thành lực mạnh trong việc động viên hiệu năng tốt hơn.

PSP và TSP nên được tổ hợp thành qui trình phát triển phần mềm để rút bớt chi phí phát triển, tăng năng suất và chất lượng. Yếu tố then chốt là cách tiếp cận “dưới lên” nơi người kĩ sư phần mềm chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ và lịch biểu riêng của họ thay vì dựa vào người quản lí dự án phân công lịch biểu và nhiệm vụ cho các thành viên tổ. Về toàn thể, cả PSP và TSP đều có ưu điểm so với các kĩ thuật khác vì chúng cung cấp cơ chế cho thay đổi hành vi và văn hoá bên trong tổ chức phần mềm qua chương trình đào tạo nghiêm ngặt của nó.

Điều khó khăn nhất trong thực hiện PSP và TSP là thái độ và kỉ luật của cả người kĩ sư phần mềm và người quản lí. PSP và TSP KHÔNG phải là kĩ thuật khó học, chúng KHÔNG phức tạp như nhiều người tưởng nhưng chúng quả có yêu cầu thay đổi hành vi trong các kĩ sư phần mềm. Chừng nào cấp quản lí còn chưa rất nghiêm túc và hỗ trợ mạnh, PSP và TSP là khó thực hiện trong tổ chức phần mềm nơi nó đã có qui trình đang đó và mọi người ngần ngại thay đổi.

Theo ý kiến tôi, tôi tin PSP và TSP nên được dạy sớm trong chương trình kĩ nghệ phần mềm khi sinh viên bắt đầu học lập trình thay vì muộn hơn vì hành vi xấu và thói quen cũ khó thay đổi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem