Nón kinh nghiệm
Năm 1946, nhà giáo dục người Mỹ Edgar Dale đã giới thiệu mô hình “Nón kinh nghiệm” (The cone of experience), phân chia quá trình hình thành kinh nghiệm theo nhiều tầng, dựa trên mức độ trừu tượng của quá trình tiếp xúc, hình thành từng kinh nghiệm cụ thể. Ví dụ, việc đọc đơn thuần những ký tự sẽ có độ trừu tượng cao nhất và khiến ta phải tưởng tượng nhiều nhất. Với cùng nội dung đó, độ trừu tượng sẽ giảm bớt và ta sẽ phải tưởng tượng ít hơn khi xem các tranh vẽ, ảnh chụp, đoạn phim, đi thực tế, thao tác lại... Đối với việc tiếp thu thông tin thông thường, quá trình đọc văn bản, xem tranh ảnh cũng đã đủ để người học đạt được mục đích. Tuy nhiên với những kỹ năng cần được hình thành sâu trong ý thức, ta nên lựa chọn những hoạt động như xem phim, triển lãm, điền dã. Tương tự, các kỹ năng mang tính vận động, hình thành thái độ cần được hình thành thông qua những hoạt động như nhập vai, mô phỏng, sáng chế, ...
Nguồn
- Nội dung văn bản và hình ảnh trên được trích từ cuốn Học tập qua dự án của tác giả Hoàng Anh Đức & Tô Thụy Diễm Quyên.