Lựa chọn lĩnh vực học tập/2

Lựa chọn lĩnh vực học tập -2

Một sinh viên viết: “Em sẽ vào đại học sang năm nhưng em không biết chọn lĩnh vực học tập nào? Vấn đề là điều em muốn lại không phải là điều bố mẹ em muốn và điều em thích không phải là điều bạn bè em thích. Em gặp khó khăn khi quyết định. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Lời khuyên thông thường mà nhiều người sẽ nói là: “Lựa chọn lĩnh vực học tập mà bạn thích và học điều bạn yêu mến.” Tuy nhiên tôi muốn thêm vào một lời khuyên thực tế: “Và phải chắc rằng bạn có thể kiếm sống với điều đó.”

Thanh niên thường lựa chọn lĩnh vực học tập dựa trên nhiều yếu tố nhưng phần lớn KHÔNG chú ý tới thực tế thị trường việc làm. Họ không biết lĩnh vực nào là “nóng” và có nhu cầu cao hay khu vực nào đang tăng trưởng với nhiều tiềm năng. Họ không nhìn vào lương của điều họ chọn để xác định liệu nó có đủ sống cuộc sống thuận tiện hay không. Thỉnh thoảng thanh niên cố gắng thuyết phục bạn bè họ học cùng lĩnh vực mà họ chọn mà không nhận ra rằng mọi sự sẽ thay đổi ở đại học và phần lớn tình bạn ở trường trung học không còn như cũ ở đại học. Bạn không nên để bạn bè bạn ảnh hưởng tới bạn mà phải dựa vào quyết định riêng của bạn. Sau rốt, đó là tương lai của bạn và cuộc sống của bạn, không phải của họ. Ngày nay bố mẹ quá bận rộn không nghiên cứu về thị trường việc làm; nhiều người thường dựa trên lời khuyên của bố mẹ hay kinh nghiệm quá khứ của họ. Có nguy hiểm trong giả định rằng thị trường việc làm quá khứ là giống hệt như thị trường việc làm ngày nay. Điều cũng nguy hiểm là tin rằng thị trường việc làm ngày nay sẽ là cùng thị trường trong bốn năm, sáu năm nữa kể từ nay sau khi bạn đã kết thúc giáo dục đại học.

Sở thống kê lao động Mĩ và nhiều tổ chức giáo dục toàn cầu đã tiến hành nhiều nghiên cứu về việc làm tương lai và dự báo điều sẽ là nhu cầu cao. Họ so sánh nhiều lĩnh vực học tập và lương trung bình được trả trong các việc làm mà người tốt nghiệp giữ và đã kết luận rằng từ 2010 tới 2020 lương cao nhất và việc làm tốt nhất là trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Trong khu vực khoa học có y, dược và chăm sóc. Trong khu vực công nghệ có: Công nghệ thông tin (khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm, và quản lí hệ thông tin) công nghệ sinh học và công nghệ nano. Trong khu vực kĩ nghệ có: kĩ nghệ điện, kĩ nghệ điện tử, kĩ nghệ hoá học và kĩ nghệ vật liệu; và trong toán học có: kê khai, kế toán, thống kế và toán học ứng dụng.

Theo những báo cáo này, các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, bán hàng và tiếp thị sẽ vẫn còn vững chắc nhưng có thể không tăng trưởng nhanh như vài năm trước do khủng hoảng tài chính. Do cung quá nhiều về người tốt nghiệp kinh doanh và số lớn công nhân có kinh nghiệm trở lại làm việc, cạnh tranh sẽ dữ dội giữa những người mới tốt nghiệp và công nhân có kinh nghiệm. Với cầu ít hơn và cung nhiều hơn, lương của những lĩnh vực này sẽ không tăng nhiều trong vài năm tới.

Bằng việc biết lĩnh vực học tập nào có nhu cầu cao và lương tốt, bạn có thể ra quyết định đúng để lập kế hoạch nghề nghiệp tốt cho tương lai của bạn. Điều quan trọng là ở chỗ bạn ra quyết định có thông tin về chọn lựa giáo dục của bạn dựa trên thông tin sẵn có tốt nhất. Điều đó bao gồm biết bản thân bạn, hiểu điều bạn thích làm vì lương và thu nhập là quan trọng, nhưng hoàn thành xúc cảm của bạn cũng là quan trọng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Có thể bạn muốn xem