Lời khuyên về Agile

Lời khuyên về Agile

Một người phát triển phần mềm đã viết cho tôi: “Vài tháng trước đây, tôi tham dự xê mi na đào tạo Agile và đã học về phương pháp Scrum. Tôi đã cố gắng làm cho công ti của tôi dùng Scrum nhưng phần lớn mọi người đều bỏ qua lời khuyên của tôi. Nhà tư vấn Agile cho tôi một danh sách các ích lợi của Agile để đưa cho người chủ công ti và thậm chí còn sẵn lòng gặp ông ấy để thảo luận thêm nhưng ông ấy cũng đã từ chối. Làm sao tôi có thể làm cho Agile làm việc trong công ti của tôi? Làm sao tôi có thể giúp cho nhà tư vấn làm cho Agile vào công ti của tôi? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Bạn KHÔNG phải là người chủ công ty. Bạn thậm chí KHÔNG là người quản lí cấp cao của công ty. Bạn KHÔNG nói được người chủ và người quản lí dùng phương pháp nào và ích lợi nào nó có thể đem lại cho công ti, như được nhà tư vấn Agile gợi ý. Agile là phương pháp rất tốt với MỘT SỐ dự án nhưng không phải là TẤT CẢ. Có những phương pháp khác cho các kiểu phát triển phần mềm khác nhau và ai đó phải quyết định phương pháp nào là phương pháp đúng cho công ti, và người đó KHÔNG phải là bạn. Cho dù bạn đã được thuyết phục rằng Agile là phương pháp đúng nhưng người quản lí của bạn và người chủ công ti phải được thuyết phục. Họ có thể biết cái gì đó về Agile mà bạn có thể không biết. Vai trò của bạn KHÔNG phải là chủ trương cái gì đó mà nhà tư vấn có thể đã gợi ý cho bạn.

Có những lí do mà mọi người không thích Agile. Thứ nhất, nhiều người không thích thay đổi, bất kể kiểu thay đổi hay ích lợi nào. Thứ hai, những người quản lí, đặc biệt người quản lí dự án, có thể không thích Agile vì họ sợ mất kiểm soát. Như bạn có lẽ biết rằng trong Scrum, không có vai trò cho người quản lí dự án; và một số người quản lí dự án không thích điều đó. Vài năm trước, một người quản lí bảo tôi rằng nếu người đó chủ trương cái gì đó mới và nếu nó không diễn ra tốt, người đó có thể mất việc cho nên người đó giữ im lặng và đó là thái độ chung trong những người quản lí. Như bạn đọc về Agile, họ có thể cảm thấy không thoải mái về tổ tự quản mà không có người quản lí, điều có nghĩa là một số người trong họ có thể không có việc làm. Nỗi sợ mất kiểm soát hay tạo ra hỗn độn làm cho họ bỏ qua điều đó thay vì chấp nhận nó.

Vấn đề khác với Agile là nó giả định rằng phần lớn những người phát triển đều có kĩ năng, có kỉ luật, sẵn lòng tự quản và sẵn lòng học những điều mới. Sự kiện là trong mọi công ti, bạn sẽ thấy mọi người với những kĩ năng khác nhau, mục đích khác nhau, và thái độ khác nhau hướng tới việc học. Nhiều người ưa thích làm việc tám giờ rồi về nhà mà không lo nghĩ mấy. Nếu dự án diễn ra không suôn sẻ, người quản lí phải lo nghĩ về điều đó. Tại sao họ phải lo nghĩ ngoài việc chỉ làm công việc phát triển? Đòi hỏi họ thay đổi khi họ cảm thấy thoải mái là khó vì không có lí do để làm như vậy. Tại sao họ phải học cái gì đó mới khi họ đã có việc làm tốt và làm tốt theo cách truyền thống? Sao họ phải muốn ở trong tổ tự quản với trách nhiệm phụ thêm? Nếu bạn biết tổ chức phải mất bao lâu để tổ chức tổ Scrum mười người thì bạn sẽ biết khó thế nào cho toàn thể công ti chuyển sang tự quản. Không tổ nào có thể được biến đổi sang Agile trong vài tháng mà không có đào tạo thêm. Không ai có thể ép buộc được mọi người tự quản nếu họ không nhận được lệnh từ người chủ công ti và người quản lí. Và sẽ cần nhiều đào tạo, huấn luyện, kèm cặp và ép buộc để làm cho thay đổi được thực hiện.

Mặc cho các bằng chứng về ích lợi của cách tiếp cận Agile, khó mà thực hiện được Agile trong công ti với cấu trúc quản lí trên xuống. Bạn cần người chủ công ti và mọi người quản lí đồng ý và quyết tâm thay đổi và họ phải đầu tư nhiều tiền vào đào tạo để làm cho nó làm việc. (Đây là lí do tại sao nhà tư vấn đang hi vọng vậy.) Lời khuyên của tôi là bạn KHÔNG nên làm điều này cho ông ta.

Theo ý kiến cá nhân, tôi thích cách tiếp cận Agile và đã dùng Scrum trong nhiều dự án thành công. Tôi đã viết nhiều bài báo về Agile trong blog của tôi nhưng lời khuyên của tôi là đừng cố thuyết phục người khác về Agile nếu họ không muốn thay đổi. Nếu bạn thực sự thích Agile, tìm công ti khác đang dùng Scrum và tham gia cùng họ. Bạn sẽ có cơ hội thực hành điều bạn thích và ở trong tổ tự quản cùng với những người như bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem