Kĩ năng quản lí dự án

Tôi nhận được một email người gửi viết: “Tôi thích bài nói của thầy về phẩm chất người quản lí dự án nhưng thầy có thể nói sâu thêm về loại kĩ năng nào người quản lí dự án phải có không. Tôi đã làm việc như người phát triển phần mềm trong ba năm và muốn biết kĩ năng nào hay môn học đào tạo nào tôi cần trước khi xin việc làm người quản lí dự án phần mềm.”

Câu trả lời của tôi là: “Không có cái thay thế cho kinh nghiệm dự án, người quản lí dự án phần mềm phải có nhiều năm làm việc như người phát triển phần mềm trước khi trở thành người quản lí tốt. Theo ý kiến riêng của tôi, ba năm có thể KHÔNG đủ để có phẩm chất là người quản lí dự án phần mềm “tốt”. Để bắt đầu, tôi gợi ý rằng bạn nên học đào tạo trong các khu vực sau:

1) Quản lí dự án phần mềm.

2) Kĩ thuật ước lượng phần mềm.

3) Quản lí rủi ro.

4) Kĩ nghệ yêu cầu.

5) Giám định chính thức và kiểm điểm ngang quyền.

6) Kĩ năng mềm (kĩ năng con người, kĩ năng trao đổi, kĩ năng trình bày, kĩ năng viết v.v).

7) Kĩ năng thương lượng và quản lí hợp đồng.

Bạn sẽ cần các kĩ năng đặc biệt sau (tri thức cùng kinh nghiệm) để thực hiện việc quản lí hiệu quả:

1) Kĩ năng trong kĩ thuật quyết định. Không phải tất cả các dự án đều như nhau, tuỳ theo kích cỡ, độ phức tạp và khu vực miền ứng dụng, bạn có thể chọn các kĩ thuật ước lượng khác nhau. Phẩm chất tối thiểu: Bạn phải biết vài kĩ thuật ước lượng và thực hiện từng kĩ thuật ít nhất một lần.

2) Kĩ năng trong vòng đời phát triển (Thác đổ, xoáy ốc, và Agile v..) Tuỳ theo kiểu dự án bạn sẽ chọn các vòng đời khác nhau. Phẩm chất tối thiểu: Bạn phải có kinh nghiệm với từng vòng đời ít nhất một lần.

3) Kĩ năng lập kế hoạch dự án. Phẩm chất tối thiểu: Bạn phải có kinh nghiệm trong việc viết ít nhất ba kế hoạch dự án cho các kiểu dự án khác nhau (như, nhỏ, vừa và lớn).

4) Kĩ năng trong quản lí rủi ro: Bạn phải biết cách nhận diện rủi ro dự án, tính xác suất xuất hiện, và biết cách theo dõi và giảm nhẹ rủi ro. Phẩm chất tối thiểu: Bạn phải làm việc như người lãnh đạo tổ rủi ro trợ giúp cho người quản lí dự án trong theo dõi và giảm nhẹ rủi ro ít nhất trong một dự án.

5) Kĩ năng trong quản lí thay đổi và quản lí cấu hình: Bạn phải biết cách kiểm soát và quản lí các thay đổi. Phẩm chất tối thiểu: Thực hiện các hoạt động quản lí cấu hình trong ít nhất hai dự án. Thực hiện kiểm soát thay đổi trong ít nhất ba dự án.

6) Kĩ năng trong giữ cân bằng tài nguyên, lịch biểu và chất lượng: Bạn phải biết cách điều chỉnh và tiến hành bù trừ trên ba góc nhìn này để giữ cho dự án còn ổn định. Phẩm chất tối thiểu: Hỗ trợ người quản lí dự án như một phụ tá trong ít nhất một dự án.

7) Kĩ năng trong giám sát và theo dõi tiến độ: Biết một số phương pháp theo dõi như Quản lí giá trị thu được, theo dõi tiến độ, v.v. Phẩm chất tối thiểu: Làm việc như phụ tá cho người quản lí dự án trên ít nhất một dự án.

8) Kĩ năng trong tuyển cán bộ và lập ngân sách: Bạn phải có kinh nghiệm trong nhận diện và thu nhận tài nguyên nhân lực (cán bộ) và ngân sách (tài chính) trong ít nhất một dự án. Phẩm chất tối thiểu: Hành động như người phụ tá cho người quản lí dự án trong ít nhất một dự án.

9) Kĩ năng trong ra quyết định, kể cả cộng tác, kèm cặp và huấn luyện. Phẩm chất tối thiểu: Bạn phải làm việc như một phụ tá cho người quản lí dự án trong ít nhất một dự án.

Bên cạnh những đào tạo và kĩ năng này, bạn phải có cả kĩ năng viết và nói nữa.

Như bạn có thể thấy rằng phải mất thời gian và kinh nghiệm để trở thành người quản lí dự án “giỏi nhất”. Thực tế, tôi viết các yêu cầu này dựa trên nhiều “mô tả việc” cho người quản lí dự án phần mềm trong công nghiệp phần mềm và sửa đổi nó cho người phát triển như bạn. Tôi muốn thấy rằng bạn trở thành người quản lí dự án phần mềm “GIỎI NHẤT” thay gì chỉ là người quản lí dự án “TRUNG BÌNH”.

Theo ý kiến tôi, người quản lí dự án là vai trò tới cùng với nhiều trách nhiệm và công việc khó khăn cho nên xin xem xét nó một cách nghiêm chỉnh. Bạn đừng bao giờ lẫn lộn “vai trò″ và “chức danh”. Ba năm trong phát triển phần mềm có thể KHÔNG đủ, bạn vẫn cần thêm vài năm nữa để học thêm nhiều thứ để là người quản lí phần mềm “GIỎI NHẤT” cho nên xin tiếp tục học tập rồi cơ hội của bạn sẽ tới khi bạn đã sẵn sàng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem