Kĩ năng mềm/2

Kĩ năng mềm phần 2

Một sinh viên hỏi tôi trong một email: “Có bao nhiêu “kĩ năng mềm” và làm sao em phát triển được chúng? Kĩ năng nào là quan trọng nhất cho người phát triển phần mềm? Có các trường dạy kĩ năng mềm hay có bằng cấp về kĩ năng mềm không? Xin thầy cho lời khuyên.”

Đáp: “Kĩ năng mềm” hay “kĩ năng liên con người” là sự thành thạo mà mọi người áp dụng khi tương tác lẫn nhau. Có nhiều “kĩ năng mềm” như kĩ năng trao đổi, kĩ năng giải quyết xung đột, kĩ năng thương lượng, kĩ năng tư duy chiến lược, kĩ năng xây dựng tổ, kĩ năng bán hàng v.v. Về căn bản, “kĩ năng mềm” không phải là cái gì đó bạn có thể học trong thời gian ngắn mà phát triển qua thời gian trong cuộc đời. Có vài kĩ năng mềm bạn học trong trường như kĩ năng trao đổi, kĩ năng trình bày, kĩ năng làm việc theo tổ, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng giải quyết vấn đề giúp cải tiến tương tác của bạn với người khác, nâng cao hiệu năng học tập của bạn và giúp thăng tiến nghề nghiệp của bạn.

Người phát triển phần mềm giỏi phải phát triển một số kĩ năng mềm vì chúng là quan trọng vì phần lớn công việc phần mềm đều được thực hiện trong tổ. Đóng góp cá nhân của bạn cho tổ là quan trọng cho thành công của dự án và cho công ty. Khi bạn đi lên vị trí cao hơn như kĩ sư yêu cầu hay người phân tích doanh nghiệp, bạn sẽ phải làm việc với khách hàng. Khả năng trao đổi trực diện, kĩ năng trình bày, kĩ năng lắng nghe và kĩ năng thương lượng trở thành mấu chốt cho thành công nghề nghiệp của bạn. Khi bạn lên tới vị trí người quản lí dự án, kĩ năng quản lí thời gian của bạn, kĩ năng liên con người, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng giải quyết xung đột và kĩ năng ra quyết định trở thành quan trọng hơn cho thành công của dự án. Điều đã được gợi ý là khi người ta đi lên trong nghề nghiệp, kĩ năng mềm trở nên quan trọng về dài hạn hơn là kĩ năng kĩ thuật. Bởi lí do này, kĩ năng mềm đang được các công ty phần mềm tìm kiếm bên cạnh phẩm chất kĩ thuật.

Có nhiều lớp đào tạo “kĩ năng mềm”. Một số dạy các kĩ năng mềm tổng quát và một số hội tụ vào kĩ năng chuyên sâu như thương lượng hay trình bày. Tuy nhiên, không có bằng cấp

“kĩ năng mềm” hay một lĩnh vực đặc thù của nghiên cứu về kĩ năng mềm. Lời khuyên của tôi cho người phát triển phần mềm là trước hết hội tụ vào kĩ năng kĩ thuật, rồi học làm chủ tốt về ngoại ngữ. Tôi nghĩ tiếng Anh là chọn lựa tốt bởi vì bạn có thể dùng tiếng Anh gần như mọi nơi và nó cũng là ngôn ngữ chung nhất dùng trong công nghiệp phần mềm. Bằng việc có cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng trao đổi trong tiếng nước ngoài, bạn có thể tiến lên trong nghề nghiệp của mình nhanh hơn những người khác. Với xu hướng toàn cầu hoá, phần lớn những người phát triển phần mềm sẽ không làm việc ở một chỗ mà phải đi tới nhiều chỗ cho nên có kĩ năng ngoại ngữ là điều cần thiết. Tôi tin vài năm nữa kể từ bây giờ, chỉ có kĩ năng kĩ thuật sẽ KHÔNG đủ nhưng mọi người phát triển phần mềm cũng phải có kĩ năng trao đổi, đặc biệt khả năng nói ít nhất một tiếng nước ngoài.

== Tác phẩm, tác giả, nguồn ==
  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem