Học theo tổ

Ngày nay sinh viên đại học đang đối diện với những thách thức về điều chỉnh tri thức và kĩ năng của họ theo công nghệ thay đổi nhanh chóng vì chương trình đào tạo của họ không có khả năng thay đổi nhanh chóng. Điều là “nóng” mấy năm trước có thể không “nóng” nữa. Nền và công nghệ họ đã học vài năm trước có thể lỗi thời bây giờ và họ phải nhanh chóng học những điều mới đang được công nghiệp cần để được thuê. Hai mươi năm trước, Pascal và C là các ngôn ngữ lập trình then chốt nhưng ngày nay chúng là Java, C++, Python và Ruby và chẳng mấy chốc có thể là cái gì đó khác. Vài năm trước, nếu bạn có thể viết mã, bạn có thể kiếm được việc làm nhưng ngày nay bạn cần nhiều hơn chỉ là kĩ năng lập trình để được thuê, bạn cũng cần kĩ năng mềm, kĩ năng ngoại ngữ, và tri thức doanh nghiệp. Những điều này đặt ra nhiều sức ép lên sinh viên nhưng nếu họ có thể vượt qua chúng, họ sẽ được thưởng lớn vì lương của người tốt nghiệp có kĩ năng đang tăng lên nhanh chóng hơn bất kì cái gì khác.

Qui tắc mới là: “Điều bạn biết là không đủ tốt nhưng bạn học nhanh thế nào khi mọi sự thay đổi.” Đó là lí do tại sao mọi sinh viên đại học đều phải thích nghi thái độ học cả đời bằng việc phát triển thói quen học tập tốt. Họ cần đọc nhiều hơn về công nghệ, phát kiến cũng như xu hướng thị trường trên thế giới để mở rộng tri thức của họ bởi vì với toàn cầu hoá, họ có thể không làm việc trong thị trường địa phương mà trong thị trường toàn cầu. Ngày nay 65% công nhân có kĩ năng công nghệ là công nhân di động, điều có nghĩa là họ không làm việc ở nước họ mà du hành và làm việc ở các chỗ khác, nơi các kĩ năng của họ được cần tới. Trong thế giới toàn cầu hoá này, nhu cầu nào đó từ chỗ này có thể được lấp vào nhanh chóng bằng “khoán ngoài” công việc cho các chỗ khác hay “nhập khẩu” công nhân để đáp ứng nhu cầu. Nhiều năm trước, khoán ngoài CNTT đã là xu hướng nhưng ngày nay nhập khẩu công nhân được ưa chuộng vì các nước chủ không “xuất khẩu việc làm” mà đem công nhân vào, người sẽ ở lại, đóng thuế, và giúp phát triển nền kinh tế.

Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, không thể nào tự mình học mọi thứ, một cách tốt hơn để phát triển tri thức mới là học theo tổ nơi các thành viên duyệt qua thị trường công nghệ theo sự quan tâm rồi chia sẻ cho những người khác. Tổ là một nhóm người chia sẻ cùng chủ định và mục đích. Khi mà mục đích là rõ ràng, tổ sẽ làm việc cùng nhau để đạt tới chúng. Tất nhiên, phải mất thời gian cho tổ hình thành vì bạn có nhiều người không biết lẫn nhau nhưng làm việc cùng nhau. Thỉnh thoảng xung đột sẽ xảy ra trước khi các thành viên có thể vượt qua chúng và trở thành tổ tốt. Ưu điểm của việc học theo tổ là ở chỗ là một phần của tổ giúp cho các thành viên của nó học những thứ mới nhanh chóng. Vì các thành viên tổ có cùng chủ định, tất cả họ đều thu được từ việc chia sẻ tri thức và tri thức chuyên gia của họ với người khác. Việc học có thể xảy ra vì tri thức và kinh nghiệm được trao đổi nhiều giữa các thành viên tổ. Bất kì điều mới nào được một thành viên học có thể nhanh chóng lan sang các thành viên khác và mọi thành viên mới gia nhập tổ có thể đem tới tri thức hay thách thức mới về cách mọi thứ được thực hiện và đem tới cảnh quan mới mà các thành viên tổ có thể bỏ sót.

Việc học theo tổ không xảy ra một cách tự nhiên nhưng nó phải được lập kế hoạch để thu được hiệu năng và kết quả. Một khi bạn đã thiết lập các qui tắc cho tổ nơi các thành viên tổ sẽ làm việc cùng nhau, phần còn lại trở nên dễ dàng hơn. Việc học theo tổ là về đặt mục đích, chia sẻ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ, cung cấp phản hồi và tiến hành kiểm điểm để dõi vết tiến bộ. Qui tắc là đạt tới hiểu biết chung giữa các thành viên để thúc đẩy cộng tác và thiết lập tin cậy. Khi được làm tốt, việc học sẽ xảy ra vì mục đích học tập của mọi thành viên là gióng thẳng với mục đích học tập của tổ. Đây là chỗ việc học đúng đang xảy ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Có thể bạn muốn xem