Học hiệu quả

Nhiều sinh viên không có kiên nhẫn, họ muốn mọi thứ nhanh chóng và chỉ muốn đọc cái gì đó dễ dàng và ngắn, đó là lí do tại sao tri thức của họ là nông, không đủ để giải quyết vấn đề phức tạp. Chẳng hạn, khi được trao cho nhiệm vụ đọc bài nhiều người nghĩ họ có thể có được điều họ cần từ bài báo chỉ với một lần đọc nhanh qua toàn bộ. Một số người thậm chí đọc toàn bài nhưng chỉ lướt qua vài đoạn và coi đó là đủ. Tôi đã quan sát nhiều sinh viên đọc bài báo trong thư viện, mắt họ lướt nhanh qua nó nhưng tai họ đeo tai nghe nối với máy iPod đầy nhạc và tay họ thường xuyên “nhắn tin” cho bạn họ trên điện thoại di động. Tôi thường nhắc các sinh viên rằng cố làm vài điều một lúc là KHÔNG hiệu quả vì làm một thứ một lúc họ phải tập trung hoàn toàn để học nó cho tốt.

Nhiều sinh viên tin tri thức bao gồm nhiều mảnh thông tin, nếu họ có thể ghi nhớ chúng, họ có tri thức. Đây là cách học tập “cổ điển” trong các sinh viên đại học – Học bằng ghi nhớ. Những sinh viên này sao chép mọi định nghĩa và khái niệm vào cuốn sổ nhỏ rồi ghi nhớ chúng thay vì đọc điều họ cần học. Cách tiếp cận này có thể giúp cho sinh viên “nhai lại” định nghĩa đúng để qua bài kiểm tra, nhưng chúng chưa bao giờ phát triển tri thức sâu sắc cho phép họ áp dụng các khái niệm để giải quyết vấn đề. Tôi đã thấy nhiều sinh viên châu Á vật lộn ở các trường Mĩ vì quan niệm sai này về thói quen học tập. Một sinh viên châu Á phàn nàn với tôi: “Em đã là học sinh hàng đầu ở trường, em bao giờ cũng có điểm hoàn hảo vào các kì thi quốc gia nhưng em không biết tại sao em không qua được bài kiểm tra trong lớp thầy.” Tôi nói với anh ta: “Mọi điều em được dạy là ghi nhớ mọi thứ và em đã học tốt nhưng bây giờ em cần học cách áp dụng tri thức của em vào cái gì đó thực hành. Chừng nào em chưa sẵn lòng học và thay đổi thói quen của em, em sẽ không thành công ở đây.”

Nhiều sinh viên không có thói quen học tập tốt nhưng thường chờ tới đêm trước khi thi và cố “nhồi nhét” mọi thứ một lúc. Đó là lí do tại sao họ có thể biết vài thứ, có thể đủ để qua được bài kiểm tra dễ nhưng họ không thể phát triển được kĩ năng họ cần. Sự kiện là không có lối tắt để học và đọc toàn diện và không có tri thức sâu sắc, họ không thể phát triển được kĩ năng được cần. Vấn đề là nhiều sinh viên chỉ nghĩ về việc qua được kì thi, thu được bằng cấp nhưng KHÔNG nghĩ đủ xa vào tương lai nơi họ phải đi làm và xây dựng nghề nghiệp. Không có phương hướng học tập, không có kế hoạch học tập, nhiều người tốt nghiệp không thể tìm được việc làm và phải làm việc lương thấp mà chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ hay trở nên bị thất nghiệp trong thời gian dài.

Nhiều sinh viên tin rằng giỏi trong môn nào đó là vấn đề “tài năng bẩm sinh” thay vì làm việc chăm chỉ. Sinh viên thường bảo tôi rằng họ không thể học được toán vì họ không “đủ thông minh” hay họ không thể viết được mã vì họ không “có tài năng.” Sinh viên có những niềm tin sai này thường không cố gắng chăm chỉ và từ bỏ sớm khi họ đương đầu với khó khăn. Vài năm trước, một sinh viên bảo tôi rằng khi anh ta còn ở trung học, anh ta thường bị thầy giáo rầy la là “ngu” và “không đủ thông minh” và anh ta mang gánh nặng đó trong một thời gian dài. Tôi bảo anh ta: “Đó là điều không may nhưng em có hai chọn lựa, hoặc em chấp nhận rằng thầy giáo trung học của em là đúng và em là “ngu” hoặc em có thể chứng minh rằng thầy giáo trung học của em là sai bằng việc đưa nỗ lực vào học tập chăm chỉ. Học là 10% thông minh và 90% làm việc chăm chỉ, cho nên nếu em sẵn lòng, thầy sẽ giúp.” Anh ta đã chấp nhận và đưa nỗ lực vào, mọi ngày anh ta tới văn phòng của tôi trong 30 phút học. Anh ta tốt nghiệp với bằng danh dự và bây giờ làm việc tại Microsoft như một người phát triển cấp cao. Anh ta thường quay lại lớp tôi để cho sinh viên lời khuyên. Anh ta nói với lớp: “Tôi rất giỏi về toán học vì tôi đã dành nhiều thời gian làm nó. Tôi là một trong những người phát triển phần mềm giỏi nhất vì tôi làm việc chăm chỉ với nó. Học là 10% thông minh và 90% làm việc chăm chỉ và tôi là bằng chứng cho điều đó.”

Trong nhiều năm dạy học, tôi biết rằng phần lớn sinh viên trẻ, đặc biệt những người trong độ tuổi 18-22, tin điều thầy giáo của họ nói với họ cho nên tôi mời người tốt nghiệp quay lại trường và chia sẻ kinh nghiệm với họ. Bằng chứng được cung cấp bởi “người thực” với kinh nghiệm sống thực là khó bỏ qua. Việc học tốt bắt đầu với cách nghĩ đúng, để giúp cho sinh viên học, thầy giáo cần không chỉ đọc bài giảng và cho lời khuyên, mà còn ngụ ý giáo dục họ về bất kì cái gì. Dùng các thí dụ sống thực và câu chuyện thực là cách tốt nhất khác để động viên sinh viên học tập.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Có thể bạn muốn xem