Chuyển sang Agile

Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Người chủ công ti ra lệnh từ giờ trở đi mọi dự án đều phải dùng phương pháp Agile. Là người phát triển chúng tôi không biết tiến hành thế nào? Xin hỏi ý kiến tư vấn của thầy.”

Đáp: Đổi sang phương pháp Agile cần nhiều chuẩn bị. Là người phát triển, bạn cần biết tại sao công ti của bạn chuyển sang Agile. Bạn cần hiểu vấn đề gì công ti muốn sửa. Nếu không có vấn đề thì tại sao thay đổi? Bạn phải hỏi: “Có vấn đề với phương pháp chúng ta dùng hôm nay không? Chúng là gì? Chúng tồi như thế nào? Hay có cái gì đó mà Agile sẽ cho phép công ti làm tốt hơn phương pháp hiện thời? Loại cải tiến nào được mong đợi? Nó có ý nghĩa thế nào? Bất kể lí do nào, người phát triển đều phải có hiểu biết rõ ràng tại sao chúng ta chấp nhận cách làm việc mới. Không có điều này, thay đổi có thể không có tác dụng tốt, và một số người sẽ không sung sướng gì với kết quả.

Agile được xây dựng quanh khái niệm về “tổ tự quản”. Nó có nghĩa là tổ phát triển sẽ không được bảo cho phải làm gì và khi nào thì việc sẽ được làm. Về căn bản, họ được trao cho mục đích thế rồi họ sẽ làm việc giữa họ với nhau để xác định cách đạt tới những mục đích này. Điều này sẽ yêu cầu nhiều đào tạo, làm việc tổ, và kĩ năng đặc biệt. Chuyển sang Agile nghĩa là công ti phải đầu tư vào đào tạo Agile cho mọi người phát triển, người quản lí và khách hàng. Câu hỏi của tôi là: “Người chủ công ti có biết điều này không? Người chủ có đồng ý hỗ trợ nó không?”

Không có đào tạo đúng, tôi nghĩ khái niệm “tổ tự quản” sẽ đại diện cho thách thức nghiêm trọng với những người quản lí. Về căn bản, điều này là dịch chuyển rất khó khăn cho người quản lí thực hiện, nhiều người sẽ thấy rằng việc của họ đang đi ra xa và họ muốn chống lại thay đổi này. Đó có thể là chướng ngại có ý nghĩa với việc chấp thuận Agile.

Không có đào tạo đúng, tôi nghĩ “lập kế hoạch tăng dần” cũng sẽ là vấn đề. Cách tiếp cận Agile giả định rằng tổ không biết tất cả các yêu cầu cho nên họ chỉ lập kế hoạch ở mức cao lúc bắt đầu rồi bổ sung thêm chi tiết cho từng việc đưa ra. Nếu người quản lí mong đợi bản kế hoạch dự án có lịch biểu, thời gian, nỗ lực được thực hiện từ đầu nhưng chỉ nhận được ước lượng mơ hồ và kế hoạch mức cao, họ sẽ không cảm thấy thoải mái. Không có đào tạo đúng, tôi nghĩ “sự tham gia của khách hàng” cũng sẽ là vấn đề chính. Cách tiếp cận Agile yêu cầu khách hàng tham gia cùng tổ phát triển trong toàn dự án. Thực tại, khách hàng và người dùng phải là một phần của tổ phát triển trong lập kế hoạch, tổ chức và đưa ra. Câu hỏi của tôi là: “Khách hàng tham gia tích cực thế nào trong dự án hiện thời bây giờ? Họ sẵn sàng tham gia thế nào nếu công ti chuyển sang Agile? Phần lớn khách hàng đều bận rộn và hiếm khi tham gia vào dự án. Nếu công ti yêu cầu tương tác nhiều thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn có cho rằng khách hàng có thể cam kết thời gia và nỗ lực mà Agile mong đợi ở họ không?

Tôi không biết lí do thực của công ti của bạn để chuyển sang Agile cho nên tôi không thể bình luận thêm được. Tôi không biết người chủ của bạn biết rõ đến đâu về cách tiếp cận Agile? Tôi hi vọng rằng ông ấy không ra quyết định dựa trên một số bài báo mà ông ấy đọc được trong thời gian rỗi của ông ấy. Bất kì thay đổi nào trong chiều hướng, phương pháp, cách tiếp cận đều cần nhiều chuẩn bị và kế hoạch và không bao giờ nên được thực hiện một cách vội vàng. Đó là đơn thuốc cho thảm hoạ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem