Chương trình môn Toán/Nội dung giáo dục/Lớp 1
Số và phép tính
Số tự nhiên
Số
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 | - Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100. |
- Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục. | |
So sánh các số trong phạm vi 100 | Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số). |
Các phép tính
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Phép cộng, phép trừ | - Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. - Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). |
Tính nhẩm | - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. |
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ | - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng. |
Hình học và đo lường
Hình học trực quan
Hình phẳng và hình khối
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản | - Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên - dưới, phải - trái, trước - sau, ở giữa.
- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. - Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. |
Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản | Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật |
Đo lường
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng | – Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.
– Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm. – Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ. – Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ. |
Thực hành đo đại lượng | – Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,...).
– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. – Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ. – Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày). – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày). |
Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
---|---|
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn: - Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày (ví dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học,...). - Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới mặt bàn, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác,...). - Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị đo cm; thực hành đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ hằng ngày. Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: các trò chơi học toán,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản. |