Cách đo và độ đo

Tôi nhận được một email người gửi viết: “Cái gì là khác biệt giữa cách đo và độ đo và có bao nhiêu cách đo hay độ đo phần mềm?”

Đáp: Theo định nghĩa cách đo là một chuẩn hay một đơn vị đo chẳng hạn: Số các lỗi, số các dòng mã nguồn (SLOC). Độ đo là một chỉ báo được tính toán dựa trên hai hay nhiều cách đo. Chẳng hạn, số lỗi trên một nghìn dòng mã (KSLOC). Như bạn có thể thấy hai hay nhiều cách đo tạo nên một độ đo và hai hay nhiều độ đo cung cấp cho bạn thông tin. Chẳng hạn, 10 lỗi trên một nghìn dòng mã là tốt hơn 40 lỗi trên một nghìn dòng mã.

Có nhiều cách đo và độ đo, có lẽ có hàng trăm nhưng có vài cách đo thông dụng trong dự án phần mềm như kích cỡ, nỗ lực và chất lượng. Kích cỡ là khối lượng phần mềm mà dự án phát triển như số dòng mã nguồn (SLOC). Kích cỡ cũng có thể được đo bằng điểm chức năng hay số các chức năng. Dòng mã là đơn giản, dễ dùng nhưng từng dự án phải xác định rõ ràng cách đếm chúng một cách nhất quán. Chẳng hạn số trình biên dịch cho khi nó dịch một chương trình. Điểm chức năng là tốt hơn trong một số ứng dụng vì số này nhất quán qua các ngôn ngữ và dễ đếm kích cỡ của dự án vào pha sớm ngay cả trước khi viết mã.

Nỗ lực là khối lượng công việc mà một người được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ. Chẳng hạn, số người-giờ dành cho pha của phần mềm. Ví dụ, một dự án có một người làm việc trong năm ngày để hoàn thành một hoạt động thiết kế có nỗ lực là 40 người-giờ. Nếu nó có hai người làm việc năm ngày để hoàn thành hoạt động thiết kế thì nỗ lực sẽ là 80 người- giờ.

Chất lượng có vài định nghĩa, tuỳ thuộc vào kiểu dự án và tuỳ theo khách hàng hay người quản lí dự án. Một số người coi chất lượng là số các lỗi trong sản phẩm, càng nhiều lỗi thì chất lượng càng kém. Chẳng hạn số lỗi được tìm ra trong từng pha, hay số lỗi trong từng nghìn dòng mã. Những người khác định nghĩa chất lượng là việc dễ dùng sản phẩm thế nào, người dùng càng dễ dùng sản phẩm thì chất lượng càng tốt. Bởi vì từng người nhìn chất lượng một cách khác nhau, điều rất quan trọng là làm sáng tỏ định nghĩa này bằng việc làm tài liệu sớm trong kế hoạch dự án về điều bạn ngụ ý bởi chất lượng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem