Độ đo dự án

Độ đo dự án được dùng để đo tiến bộ của dự án và chất lượng sản phẩm của nó. Độ đo cũng có thể được dùng để giám sát qui trình phát triển như tính ổn định của yêu cầu (Bao nhiêu lần chúng thay đổi) hay tính hiệu quả của qui trình giám định phần mềm (Bao nhiêu lỗi đã được nhận diện). Bằng việc có độ đo, người quản lí dự án có thể cải tiến việc phát triển phần mềm; nhận diện nhược điểm vì dữ liệu đo có thể cảnh báo về những vấn đề có thể, cho nên các thành viên tổ phát triển có thể lấy hành động sửa chữa.

Lí do các độ đo dự án thường thất bại bởi vì quan niệm sai về độ đo. Một số người phát triển tin độ đo có thể chỉ ra lỗi của họ vì họ bị đo. Khi người phát triển cảm thấy bị đe doạn, họ thường che giấu sai lầm của họ và không chia sẻ thông tin. Không có thông tin sự kiện, người quản lí dự án không biết về vấn đề hay chỗ họ tới mãi cho tới khi quá muộn. Khi vấn đề trở thành quá lớn, dễ dàng lâm vào tình huống trách móc khi mọi người bắt đầu đổ lỗi cho nhau và sự hài hoà của tổ bị tan vỡ.

Người quản lí dự án có kinh nghiệm biết cách giải thích rằng dữ liệu đo không bao giờ được dùng để đổ lỗi, đe doạ, hay phán xét người phát triển mà CHỈ để nhận diện vấn đề và sửa chúng sớm trước khi chúng trở thành quá lớn. Khi người phát triển hiểu độ đo có thể giúp cho họ nhận diện vấn đề sớm hơn, họ sẽ cộng tác. Đó là lí do tại sao điều quan trọng là bắt đầu giáo dục về độ đo trước khi bất kì chương trình độ đo nào xảy ra để tránh tình huống mà người lập trình không cộng tác.

Nhiều dự án tạo ra chương trình độ đo sau khi dự án bắt đầu hay khi số lỗi là cao, hay khi dự án bị muộn. Về căn bản điều đó là quá trễ bởi vì thiệt hại đã bị gây ra rồi. Bắt đầu đo khi dự án có vấn đề sẽ tạo ra không thoải mái trong những người phát triển. Chương trình độ đo nên bắt đầu vào lúc bắt đầu dự án như một cơ chế quản lí dự án tốt. Điều quan trọng là có hành động phòng ngừa hơn là phản ứng. Cách tốt nhất để làm giảm lỗi là có giám định phần mềm chính thức. Bằng việc có danh sách kiểm chi li, các vai trò và trách nhiệm được xác định rõ ràng cho kiểm điểm, người quản lí có thể theo dõi số lượng và kiểu lỗi được tìm ra và có hành động sửa chữa từ sớm hơn.

Cách đo và độ đo cung cấp cách nhìn khách quan về tiến bộ của dự án, trạng thái, vấn đề, thành công và thất bại. Bằng việc có mọi sự kiện và dữ liệu này, người quản lí dự án có thể ra quyết định nhanh hơn chỉ là phỏng đoán. Thông tin sự kiện này cũng cung cấp cái nhìn rõ ràng mà không cần thảo luận hay tranh cãi nào trong các thành viên tổ. Như một thành viên thường nói: “Nếu bạn phạm sai lầm, bạn sửa nó.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem