Đảm bảo chất lượng phần mềm

Khi dự án phần mềm trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, vai trò của Đảm bảo chất lượng phần mềm - Software Quality Assurance (SQA) trở nên gay gắt hơn. Ngay cả ngày nay, các phương pháp để đảm bảo chất lượng phần mềm vẫn thường không được nhiều người quản lí dự án hiểu rõ. Đảm bảo chất lượng phần mềm yêu cầu rằng tri thức và kỉ luật kĩ nghệ phải được áp dụng trong MỌI pha của vòng đời phát triển, KHÔNG phải là những pha cuối cùng của kiểm thử hay đưa ra như nhiều người vẫn hiểu lầm. Người kĩ sư đảm bảo chất lượng phần mềm được yêu cầu có nhiều năm phát triển phần mềm và tri thức miền đủ để đánh giá tính đầy đủ và tính đúng đắn của yêu cầu hệ thống, và họ phải có khả năng xác định liệu thiết kế có tổ hợp mọi yêu cầu một cách chính xác không. Cuối cùng, người kĩ sư SQA chịu trách nhiệm về quản lí thông báo liệu sản phẩm phần mềm có tin cậy không và có đáp ứng chuẩn chất lượng không. Với loại công việc này, người kĩ sư SQA phải là người có kinh nghiệm nhất trong tổ chức. Họ phải làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm và đi lên người lãnh đạo kĩ thuật hay kiến trúc sư và thực hiện công việc này trong nhiều năm trước khi trở thành kĩ sư SQA.

Cuốn “Sổ tay của Đảm bảo chất lượng phần mềm,” định nghĩa SQA là: “Tập các hoạt động có hệ thống cung cấp bằng chứng về khả năng của qui trình phần mềm tạo ra sản phẩm phần mềm khớp với việc sử dụng. Do đó hội tụ của SQA là giám sát liên tục trong toàn thể vòng đời phát triển phần mềm để đảm bảo chất lượng của sản phẩm được chuyển giao. Điều này yêu cầu giám sát cả qui trình và sản phẩm. Trong đảm bảo qui trình, SQA cung cấp việc quản lí với phản hồi khách quan liên quan tới tuân thủ các kế hoạch, thủ tục, chuẩn và phân tích đã được chấp thuận. Các hoạt động đảm bảo sản phẩm hội tụ vào mức độ thay đổi của chất lượng sản phẩm bên trong từng pha của vòng đời, như yêu cầu, thiết kế, viết mã và kế hoạch kiểm thử. Mục tiêu là nhận diện và khử bỏ khiếm khuyết trong toàn bộ vòng đời sớm nhất có thể được, do vậy giảm chi phí kiểm thử và bảo trì.

Viện các kĩ sư điện và điện tử (IEEE) định nghĩa chất lượng là “mức độ mà hệ thống, cấu phần, hay qui trình đáp ứng cho các yêu cầu xác định, và nhu cầu hay mong đợi của khách hàng hay người dùng.” Trong khi định nghĩa này dường như rõ ràng và không mơ hồ, nhiều người quản lí phần mềm vẫn phàn nàn rằng chất lượng là “khó định nghĩa, không thể đo được, khó nhận ra” và do đó bỏ qua nó. Sau đây là định nghĩa chi tiết khác về chất lượng phần mềm như được định nghĩa trong “Sổ tay của Đảm bảo chất lượng phần mềm” chuẩn.

Tính đúng đắn: mức độ mà dự án hoàn thành các đặc tả của nó.

Tính hiệu quả: dùng tài nguyên trong thực hiện và lưu giữ.

Tính linh hoạt: dễ làm thay đổi được yêu cầu do thay đổi trong môi trường vận hành.

Tính toàn vẹn: bảo vệ dự án khỏi truy nhập không được phép.

Tính liên tác: nỗ lực được yêu cầu để tích hợp hệ thống vào hệ thống khác.

Tính bảo trì: nỗ lực được yêu cầu để định vị và sửa lỗi trong dự án trong môi trường vận hành của nó.

Tính khả chuyển: nỗ lực được yêu cầu để truyền dự án từ môi trường này sang môi trường khác.

Tính tin cậy: khả năng không hỏng.

Tính tái dụng: dễ dùng lại phần mềm trong hoàn cảnh khác.

Tính kiểm thử được: dễ dàng kiểm thử dự án để đảm bảo rằng nó không lỗi và đáp ứng đặc tả.

Tính khả dụng: dễ dùng phần mềm.

Tất nhiên, trong một thế giới hoàn hảo tất cả những tiêu chí này sẽ được đáp ứng, nhưng trong thực tế việc bù trừ là một phần của mọi dự án phát triển. Thường phần mềm hiệu quả nhất lại không khả chuyển, vì tính khả chuyển sẽ yêu cầu mã phụ thêm, làm giảm tính hiệu quả. Tính khả dụng là chủ quan và thay đổi tuỳ theo kinh nghiệm của người dùng. Khi dùng các tiêu chí này để xác định mục tiêu đảm bảo của hệ thống phần mềm, mục đích và việc dùng hệ thống phải được tính tới. Trong thế giới thực của phát triển phần mềm, tiêu chí về chất lượng được nhận diện và áp dụng cho mức độ khác biệt xem như kết quả của các quyết định bù trừ.

Với toàn cầu hoá, khi nhiều công ti làm kinh doanh qua các biên giới quốc gia, yêu cầu về chất lượng sản phẩm đang trở nên quan trọng hơn. Thực tế đã chứng minh rằng việc có SQA là đảm bảo rằng có kỉ luật và kiểm soát trong qui trình phát triển phần mềm thông qua đánh giá độc lập do đó SQA sẽ xác định liệu một sản phẩm sẽ được chấp nhận ở chỗ nào đó hay không. Có hai mô hình phổ biến để kiểm điểm và đảm bảo chất lượng phần mềm: ISO 9000 và CMMI. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000) cung cấp một cách để thu được việc uỷ nhiệm bên ngoài cho hệ thống quản lí chất lượng. Nhiều công ti đã dùng ứng dụng của ISO cho phần mềm, nhưng vấn đề là ở chỗ nó hội tụ phần lớn vào thủ tục thay vì qui trình. Mô hình kia là Tích hợp mô hình trưởng thành năng lực (CMMI) của Viện kĩ sư phần mềm hội tụ trên cơ sở rằng chất lượng của sản phẩm phần mềm chủ yếu được xác định bởi chất lượng của qui trình phát triển và bảo trì phần mềm được dùng để xây dựng nó.

Đảm bảo chất lượng là mấu chốt cho mọi doanh nghiệp tương lai. Có SQA có kinh nghiệm là bản chất cho doanh nghiệp nhưng ngay cả ngày nay, nhiều công ti phần mềm hiếm khi đầu tư đủ ngân quĩ để thực hiện công việc SQA. Một số người tin họ có thể tránh được nó nhiều nhất có thể được. Thái độ “cắt giảm chi phí” và có sản phẩm chất lượng kém là không thể chấp nhận được trong thế giới cạnh tranh cao. Nhiều công ti sẽ KHÔNG sống sót lâu được vì nhiều khách hàng đang đòi hỏi sản phẩm chất lượng tốt hơn với an toàn và tin cậy tốt nhất.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Quản lý dự án
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem