Ích lợi của Agile
Một sinh viên gửi email cho tôi: “Ưu điểm của phương pháp Agile là gì so với các phương pháp khác? Làm sao em so sánh được phương pháp này với các phương pháp khác?”
Đáp: Xin đọc các bài viết trước đây của tôi về phát triển phần mềm Agile. Như tôi đã nhắc tới trước đây, Agile là rất tốt cho dự án nhỏ nơi các yêu cầu không được xác định rõ và có thể thay đổi thường xuyên. Với phương pháp này, bạn phải chia yêu cầu ra thành những nhiệm vụ nhỏ mà có thể dễ dàng quản lí, và được đo. Cũng như ăn một con voi, bạn không thể nuốt được mọi thứ cho nên bạn phải ăn từng miếng mỗi lúc.
Với phương pháp Agile, bạn phát triển phần mềm tăng dần và đưa ra cho khách hàng từng nhiệm vụ mỗi lúc. Bằng việc làm điều đó bạn sẽ không bị chậm và khách hàng sẽ có cái gì đó để dùng nhanh chóng thay vì phải đợi cho tới khi toàn thể dự án hoàn thành. Bằng việc có đưa ra nhỏ, bạn chỉ có thể bị muộn nhiều nhất là vài tuần, điều có thể dễ dàng sửa chữa.
Bởi vì bạn chỉ ước lượng công việc được yêu cầu cho từng lần lặp, ước lượng của bạn chính xác hơn (hầu hết mọi người có thể ước lượng khối lượng công việc trong hai tới bốn tuần). Bởi vì khách hàng phải tham gia vào dự án, người phát triển có thể nói với họ để hiểu nhu cầu của họ cho nên thay đổi có thể được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
Bởi vì tổ là tự tổ chức, mọi người đều bình đẳng cho nên không có vấn đề “bản ngã” và không có vấn đề “anh hùng” trong kiểu công việc này. Tổ chia công việc trong bản thân các thành viên cho nên điều đó giới hạn việc phân bố không thoả đáng hay bất kì sao lãng nào từ quan liêu. Các thành viên tổ có thể tập trung vào công việc của họ tương ứng theo cam kết giữa bản thân họ.
Với “Lập trình cặp đôi”: Hai người là tốt hơn một người cho nên khi cái gì đó được cần tới, họ có thể đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Với Agile, mọi ngày tổ đều phải họp trong một thời kì ngắn để thảo luận về tiến bộ và vấn đề để cho mọi sự có thể được giải quyết nhanh chóng và mọi người đều biết về tiến bộ của dự án.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Quản lý dự án
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com