Việc làm và kĩ năng/2
Một sinh viên đã tốt nghiệp viết cho tôi: “Em có bằng trong quản trị kinh doanh nhưng không thể tìm được việc làm nào. Bố mẹ em phải hi sinh nhiều để trả tiền cho giáo dục của em và họ thất vọng. Em dành toàn bộ năm cuối để tìm việc làm những chẳng tìm được việc nào. Em chán nản và không biết phải làm gì. Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Ngày nay bằng đại học KHÔNG CÒN là đảm bảo cho việc làm. Để có được việc làm tốt, bạn phải có KĨ NĂNG mà công ty cần. Vì bạn đã tốt nghiệp, bạn phải nhìn vào kĩ năng của mình để xác định công ty nào có thể cần chúng, cho dù chúng có thể ở bên ngoài khu vực học tập của bạn. ĐỪNG dựa vào bằng cấp và làm hẹp chọn lựa của bạn vào vài công ty có liên quan tới bằng cấp của bạn mà dùng kĩ năng của bạn để mở rộng việc tìm việc làm của bạn. Bạn cần cập nhật bản lí lịch của bạn để hội tụ rõ ràng vào vị trí xác định mà theo đó bạn xin vào làm và những gì bạn có thể làm được cho công ty. Bạn cần liệt kê ra mọi kĩ năng bạn có khi có liên quan tới vị trí xin vào, về căn bản bạn muốn kĩ năng của bạn là thấy được nhiều hơn bằng cấp của bạn.
Nếu bạn dành cả năm đi tìm việc mà không tìm được việc nào thì bạn có thể cần xem xét lại nhu cầu thay đổi nghề nghiệp. Câu hỏi của tôi là bạn có biết bạn muốn nghề nghiệp tiếp của bạn là gì không? Bạn muốn cái gì đó có liên quan tới khu vực kinh doanh hay cái gì đó khác hoàn toàn? Bạn cần làm ra danh sách về điều bạn tìm trong nghề nghiệp mới. Nghề nghiệp KHÔNG phải là việc làm, nó phải là cái gì đó mà bạn có thể làm trong một thời gian dài và nó phải là cái gì đó mà bạn sẽ tận hưởng. Chẳng hạn, nếu bạn không thích ngồi trước máy tính trong nhiều giờ một ngày thì bạn có thể không chọn công việc phát triển phần mềm. Nếu bạn không thích làm việc với con số hay tính toán thì bạn không nên chọn công việc kế toán.
Một khi bạn biết nghề tiếp của bạn sẽ là gì, bạn cần tiến hành nghiên cứu dùng các mô tả về điều bạn đi tìm trong nghề nghiệp mới. Bạn có thể làm hẹp nó lại vài khu vực khớp với điều bạn muốn rồi nhận diện các kĩ năng được cần để kiếm được các việc đó và so sánh với điều bạn phải xác định kĩ năng nào bạn cần học. Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm việc như người quản lí hệ thông tin, bạn đã có tri thức về kinh doanh và quản lí nhưng có thể cần học về kĩ năng hệ thông tin và quản lí dịch vụ. Trong trường hợp đó, bạn có thể phải trở lại trường để học thêm vài môn nữa và lấy bằng hai trong Quản lí hệ thông tin (ISM) điều có thể giúp bạn có được việc làm mà bạn muốn.
Vì lần này bạn đang tập trung vào việc kiếm các kĩ năng có thể giúp bạn xây dựng nghề nghiệp mới, bạn sẽ tập trung nhiều hơn và nghiêm chỉnh hơn vào học tập và tôi nghĩ bạn sẽ học tốt.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
- Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com